Trang Nghiên cứu
 Search
Chuyên san Kinh tế (tr.NCKH)

Sách: Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam

Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống, có tính học thuật về công nghiệp hóa: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hóa và mô hình công nghiệp hóa; đưa ra hệ tiêu chí đánh giá mức độ thành công và những điều kiện cơ bản đề thực hiện thành công mô hình công nghiệp hóa; Tổng kết, đánh giá mô hình công nghiệp hóa của một số quốc gia tiêu biểu, đúc rút những kinh nghiệm thành - bại của họ trên con đường công nghiệp hóa...


Tác giả: PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2011

Nơi xuất bản: Hà Nội

Khổ sách: 16cm x 24cm

Số trang: 428, bìa mềm

Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống, có tính học thuật về công nghiệp hóa. Cụ thể:

● Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hóa và mô hình công nghiệp hóa; đưa ra hệ tiêu chí đánh giá mức độ thành công và những điều kiện cơ bản đề thực hiện thành công mô hình công nghiệp hóa.

● Tổng kết, đánh giá mô hình công nghiệp hóa của một số quốc gia tiêu biểu, đúc rút những kinh nghiệm thành - bại của họ trên con đường công nghiệp hóa.

● Đánh giá lại mô hình công nghiệp hóa Việt Nam đã thực hiện từ năm 1960 đến nay; và phác họa mô hình công nghiệp hóa mới cho thời kỳ 2011-2020.

- “Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo tốt cho sinh viên đại học và sau đại học, là một trong rất ít cuốn sách nghiên cứu quá trình lịch sử công nghiệp hóa của nhân loại 300 năm qua. Các tác giả đã làm rõ những điều kiện lịch sử phát sinh mô hình công nghiệp hóa, những tiền đề và điều kiện để hoàn thành công nghiệp hóa, gợi ra nhiều vấn đề cho quá trình công nghiệp hóa nước ta đang thực hiện trong những điều kiện khách quan và chủ quan khác với các mô hình trước đó...

GS.TS. Trần Ngọc Hiên,
Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

- ”Đây là một công trình khoa học có nguồn tư liệu lịch sử phong phú, có nội dung tốt, là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên đại học và và học viên cao học. Cuốn sách cũng gợi mở một số vấn đề cần được tiếp tục bàn thảo, nhất là những vấn đề có tính học thuật…”
GS.TS.NGND. Đỗ Thế Tùng
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trường ĐHKT - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code CTOSLP
Content