Trang Đào tạo đại học
 Search

Thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết với ĐH Massey (New Zealand)

Sinh viên Trường ĐHKT - ĐHQGHN. Ảnh: Tuấn Hùng
Căn cứ theo quyết định số 6609/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt chương trình phối hợp đào tạo tiến sĩ giữa Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN với Đại học Massey (New Zealand), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN xin thông báo tuyển sinh đào tạo tiến sĩ với thông tin cụ thể như sau:

I. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
1. Kinh tế ứng dụng: Kinh tế nông nghiệp (Agricultural Economics), Kinh tế Tài nguyên và Quản lý Môi trường (Environment Economics & Natural Resource Management), Kinh tế quốc tế (International Economics), Kinh tế phát triển (Development Economics)
2. Tài chính - Ngân hàng và Bất động sản (Finance - Banking and Property)
II. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
1. Đối tượng tuyển sinh
Theo quy định của Đại học Massey, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG HN và Đề án 322 bao gồm những đối tượng sau:
Cán bộ khoa học, kỹ thuật làm việc trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn (loại hợp đồng từ một năm trở lên) tại các viện nghiên cứu, trường đại học và các cơ quan nhà nước được cơ quan đóng BHXH, có danh sách đóng bảo hiểm của các cơ quan.
Nghiên cứu sinh (NCS) tại các cơ sở đào tạo trong nước đang học năm thứ nhất được dự thi tuyển.
2. Chỉ tiêu xét tuyển
Đề án được tuyển sinh mỗi năm một lần với số lượng thí sinh là 5 NCS.
3. Tiêu chuẩn
Có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.
Có đủ 24 tháng kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có hợp đồng lao động (sau khi tốt nghiệp đại học) đến ngày dự thi tuyển, không kể thời gian đi học dài hạn tập trung từ 1 năm trở lên.
Tuổi không quá 40.
Có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng trong học tập.
Có đề cương nghiên cứu chi tiết bằng tiếng Anh
Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý và có công văn cử đi dự thi.
4. Hồ sơ đăng ký dự thi
Application form (mẫu của Đại học Massey)
2 Đơn xin đi học sau đại học ở nước ngoài (mẫu của Bộ GD&ĐT)
1 Sơ yếu lý lịch tiếng Việt có dán ảnh, dấu giáp lai tại ảnh, nhận xét của Phường và 1 Sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh
Sơ yếu lý lịch khoa học tiếng Việt (theo mẫu của Đề án 322)
Đề cương nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh
Chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL hoặc IELTS (nếu có)
Quyết định biên chế hoặc bản sao hợp đồng (công chứng)
Bản sao bằng đại học và bằng thạc sĩ kèm bảng điểm (có công chứng tiếng Việt và tiếng Anh)
Công văn cử đi học của cơ quan quản lý ứng cử viên
2 Bản cam kết (có dấu của cơ quan)
Bản sao hợp lệ Giấy khai sinh
4 ảnh 4x6cm
5. Tiêu chí xét tuyển
Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đạt 6.5 điểm trở lên, hoặc chứng chỉ TOEFL thi trên giấy đạt 575 điểm trở lên.
Đề cương nghiên cứu được các giáo sư Đại học Massey đánh giá đạt yêu cầu, khả thi và được Đại học Massey chấp nhận vào chương trình đào tạo tiến sĩ.
Vượt qua vòng phỏng vấn với giáo sư Đại học Massey.
III. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO
1. Thời gian đào tạo
Chương trình phối hợp đào tạo tiến sĩ sẽ kéo dài toàn thời gian trong 4 năm, trong đó 1 năm đầu tiên sẽ học tại Đại học Massey, 1.5 năm tiếp theo tại Việt Nam và 1.5 năm cuối cùng tại Đại học Massey.
2. Kinh phí đào tạo
Ngân sách Nhà nước cấp theo Đề án 322 theo quy định của Nhà nước để đào tạo cán bộ tại nước ngoài: Thời gian học tại New Zealand được cấp học phí, bảo hiểm y tế, vé máy bay đi-về và sinh hoạt phí với mức 860 USD/tháng (tương đương 1.000 $NZ/tháng). Thời gian học tại Việt Nam không phải đóng học phí, được cấp học bổng 1.050.000 VNĐ/tháng.
IV. BẰNG CẤP
Nghiên cứu sinh hoàn thành các yêu cầu và được chấp nhận của hai cơ sở đào tạo tại Việt Nam và New Zealand sẽ được Đại học Massey - New Zealand cấp bằng tiến sĩ.
Hồ sơ được cung cấp tại Phòng Hợp tác - Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Thời hạn nhận hồ sơ: 30/8/2008
Hình thức nhận: Trực tiếp
NƠI NHẬN HỒ SƠ:
Phòng Hợp tác và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG HN
Phòng 705, Nhà E4, 144 đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 04 754 7506 Ext 705 - 706 Fax: 04 754 6765


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code RGGYGT
Content