Thông tin cho sinh viên
 Search

Trường Đại học Kinh tế góp ý cho Dự thảo Chiến lược phát triển ĐHQGHN

Sáng 15/5/2014, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

Phó Giám đốc ĐHQGHN GS.TS Nguyễn Hữu Đức cùng Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN PGS.TS Trần Anh Tài đã đồng chủ trì hội nghị.

Tham gia hội nghị có đại diện lãnh đạo Văn phòng, một số ban chức năng cùng Tổ công tác soạn thảo Chiến lược của ĐHQGHN và các cán bộ chủ chốt, các thành viên Hội đồng Khoa học - Đào tạo, các giáo sư của Trường ĐHKT, ĐHQGHN.

Tại hội nghị, PGS.TS Trần Anh Tài - Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT đã trình bày bản tổng hợp các ý kiến đóng góp của cán bộ nhà trường đối với bản Dự thảo Dự thảo Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2015, tầm nhìn 2035.

Tiếp đó, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến trực tiếp cho bản dự thảo ngay tại hội nghị. Hầu hết các ý kiến cho rằng: Dự thảo   Chiến lược lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2015, tầm nhìn 2035 đã được xây dựng công phu, có cấu trúc mạch lạc. Về cơ bản, các đại biểu đều nhất trí với các nội dung của Dự thảo.

Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị Tổ công tác của ĐHQGHN xem xét, điều chỉnh một số nội dung liên quan đến khẩu hiệu hành động; tầm nhìn chiến lược đến năm 2035. Một số ý kiến cho rằng, Dự thảo cần nêu rõ các cơ sở pháp lý liên quan, bối cảnh trong nước, quốc tế; Mục tiêu phát triển đến năm 2035; cần điều chỉnh các chỉ tiêu (về cơ sở vật chất; về giảng viên, sinh viên quốc tế; số bài báo công bố hàng năm,…) cho sát thực tế hơn v.v…

Phát biểu tổng kết hội nghị, PGS.TS Trần Anh Tài khẳng định: các ý kiến góp ý cho Dự thảo Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2025, tầm nhìn 2035 sẽ được nhà trường tổng hợp thành văn bản, gửi Tổ công tác của ĐHQGHN để xem xét, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện văn bản này.




Cán bộ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chiến lược phát triển ĐHQGHN.


Tin: Lưu Mai - Ảnh: Đỗ Chiêm

FullName Email
Address Security code GWZPXI
Content