Trang tuyển sinh
 Search

Tọa đàm: Cơ hội kinh doanh song phương giữa Đức và Việt Nam

Sáng ngày 8/7/2015, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã tổ chức buổi tọa đàm “Cơ hội kinh doanh song phương giữa Đức và Việt Nam” với diễn giả là Giáo sư Andreas Stoffers, chuyên gia trong lĩnh vực Quản lý quốc tế đến từ Đức.

Tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề có PGS.TS. Hà Văn Hội - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh - Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế (chủ trì buổi seminar) cùng các giảng viên và sinh viên trong khoa.

Trong bài thuyết trình của mình, Giáo sư Andreas Stoffers giới thiệu tổng quan mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam, cơ hội cho các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành năm 2015. Đặc biệt, thông qua phân tích SWOT, giáo sư đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức đối với mỗi nước. Từ đó, đánh giá và dự báo các cơ hội kinh doanh giữa các doanh nghiệp của Đức và Việt Nam; giới thiệu các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh đồng thời tư vấn lĩnh vực và chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp.


Giảng viên và sinh viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế tham dự buổi tọa đàm


Tại buổi tọa đàm, các giảng viên và sinh viên khoa KT&KDQT đã đưa ra nhiều câu hỏi và ý kiến thảo luận, chủ yếu xoay quay vấn đề về quan hệ thương mại giữa Đức và Việt Nam trong mối quan hệ chung Việt Nam - EU, các điểm chú ý trong bảng phân tích SWOT, các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Đức, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp Việt xâm nhập thị trường Đức.

Buổi tọa đàm là cơ hội tốt để giảng viên và sinh viên nâng cao hiểu biết thực tiễn, thu nhận được các thông tin hữu ích và tìm kiếm cơ hội từ các vấn đề liên quan đến chủ đề thảo luận.


Đinh Xuân Chung (QH-2014 KTQT CLC)

FullName Email
Address Security code GNRSIS
Content