Khoa Tài chính - Ngân hàng
 Search

Bản tin Tài chính số 13 (tuần 10/8-148)


1. Tin Thị trường Chứng khoán

Chống chọi ảnh hưởng Covid-19: Hàng loạt doanh nghiệp gia tăng nắm giữ lượng tiền lên tới cả chục nghìn tỷ đồng

Tính đến 30/6, có 13 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán nắm giữ lượng tiền mặt và tiền gửi trị giá trên 10.000 tỷ đồng.

Chi tiết xem tại đây.

Giao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 10-14/8: Xả mạnh VHM, nhà đầu tư ngoại bán ròng tới 850 tỷ đồng

Nhà đầu tư nước ngoài có tuần giao dịch không mấy tích cực và là một trong những nhân tố khiến thị trường rung lắc khi bán ròng tới 850 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với tuần trước.

Chi tiết xem tại đây.

2. Bản tin Ngân hàng

Vàng SJC loạn giá

Giá vàng trong nước ngày hôm nay 14/8 tiếp tục biến động mạnh. Đầu giờ sáng giá được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng từ 1 triệu tới gần 2 triệu đồng/lượng so với cuối giờ chiều hôm qua, với giá bán ra có nơi lên đến gần 58 triệu đồng/lượng.

Đáng chú ý, sự điều chỉnh giá vàng miếng SJC hôm nay có sự không đồng nhất giữa các doanh nghiệp, với khoảng cách chênh lệch rất lớn. Thậm chí ngay nội bộ 1 doanh nghiệp, giá vàng ở các khu vực khác nhau cũng có sự chênh lệch.

Chi tiết xem tại đây.

Nợ xấu tại ngân hàng gia tăng, nguồn lực đối ứng sụt giảm

Thống kê của BizLIVE từ 19 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 30/6/2020, tổng nợ xấu đã tăng tới 20,6% so với đầu năm. Bên cạnh những con số về lợi nhuận , tăng trưởng tín dụng, tổng tài sản,… thì chất lượng tín dụng cùng nguồn lực đối ứng cũng là một trong những chỉ số quan trọng của các ngân hàng , đặc biệt trong bối cảnh hệ thống đang bị ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19.

Chi tiết xem tại đây.

3. Điểm tin Tài chính Quốc tế

Quỹ vàng lớn nhất thế giới chốt lời gần 400 triệu USD, giá vàng "đi về nơi xa"

Sau khi đổ tiền vào quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, một số nhà đầu tư đã cắt giảm vị thế trong bối cảnh triển vọng kinh tế có nhiều bất ổn.

 

Chi tiết xem tại đây.

Trung Quốc: Người dân ồ ạt vay tiền đầu tư cổ phiếu, nợ hộ gia đình chạm mức cao kỷ lục

Dù hàng triệu người Trung Quốc mất việc trong thời điểm đại dịch bùng phát, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy vẫn tăng lên. Nợ hộ gia đình tăng lên mức kỷ lục là 59,7% GDP trong quý II, gấp đôi so với năm 2012.

 
 

Chi tiết xem tại đây.



FullName Email
Address Security code APPZED
Content