Khoa Tài chính - Ngân hàng
 Search

Bản tin Tài chính số 17 (tuần 7/9 - 11/9)


1. Tin Thị trường Chứng khoán

Huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp cao kỷ lục

Một đợt hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã đẩy lợi nhuận chỉ số S&P 500 trong tháng 8 lên mức kỷ lục trong hơn 30 năm qua.

Chi tiết xem ti đây.

Giao dịch chứng khoán: Giới đầu tư “lướt sóng” theo động thái của ETF

Động thái giao dịch của các quỹ ETF đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong nước, nhất là trong bối cảnh nhiều quỹ hiện vẫn còn nặng hầu bao.

Chi tiết xem tại đây.

2. Tin ngân hàng

Ngành nào thúc đẩy tín dụng 7 tháng đầu năm?

Các TCTD thắt chặt hơn các yêu cầu về tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, đặc biệt thắt chặt hơn điều kiện và điều khoản vay vốn với các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và vay tiêu dùng.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), xây dựng là mảng thúc đẩy tín dụng lớn nhất, tăng 5,8%, với tổng dư nợ hơn 847.522 tỷ đồng, chiếm 10% dư nợ. Tổng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 29% cơ cấu với hơn 2,45 triệu tỷ đồng. Tín dụng vào lĩnh vực thương mại tăng 4% với hơn 1,9 triệu tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ.

Chi tiết xem tại đây.

Mở toang room ngoại: Ngân hàng không đồng tình!

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự kiến bỏ quyền tự định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (room vốn ngoại) của các doanh nghiệp đại chúng. Theo giới chuyên gia, việc bãi bỏ quyền tự định đoạt room vốn ngoại sẽ làm mất đi mục tiêu lớn của các ngân hàng thương mại trong việc tìm kiếm, tiếp cận các nhà đầu tư dài hạn, chiến lược.

Không như một số ngành khác, room vốn ngoại tại các ngân hàng TMCP tối đa chỉ được 30%. Vì vậy, muốn tìm được đối tác chiến lược, thời gian qua, các ngân hàng phải dùng đến quyền mở, đóng room tại thời điểm thích hợp để có dư địa tìm đối tác đầu tư dài hạn hỗ trợ ngân hàng phát triển và đạt được mức giá chào bán có lợi nhất cho cổ đông.

Chi tiết xem tại đây.

3. Điểm tin Tài chính Quốc tế

Thị trường tài chính Trung Quốc lên cơn sốt... trứng gà

Khác với Chicago hay London lần lượt là các sàn giao dịch nông sản và kim loại lớn nhất thế giới, trên các sàn giao dịch hàng hóa của Trung Quốc – gồm Thượng Hải, Đại Liên và Trịnh Châu, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đóng vai trò lớn hơn rất nhiều.

Chi tiết xem tại đây.

Lần đầu tiên trong gần 60 năm, kinh tế châu Á suy giảm

ThTheo Ngân hàng Phát triển châu Á, nền kinh tế đang bị Covid-19 tàn phá của khu vực sẽ lần đầu tiên sụt giảm kể từ đầu những năm 1960.

Chi tiết xem tại đây

Tin bài: TCNH


FullName Email
Address Security code VHLPSE
Content