Khoa Kế toán Kiểm toán (Vi)
 Search

Làm lớn thì phải có tư duy kinh doanh chứ không chỉ có tư duy khoa học

Tọa đàm là nơi để các nhóm nghiên cứu bày tỏ vướng mắc tới Ban giám hiệu
Đây là phát biểu của Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Trúc Lê tại Tọa đàm khoa học “Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học và sang tạo của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN” diễn ra ngày 3/1/2019.

Tham dự tọa đàm còn có PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu Khoa học (NCKH); PGS.TS. Lê Trung Thành - Trưởng Phòng NCKH&HTPT; Đại diện các nhóm nghiên cứu (Nhóm NC) mạnh trong Trường, Đại diện lãnh đạo các đơn vị cùng các nhà khoa học thường xuyên tham dự các đề tài, dự án, các nhà khoa học có nhiều công bố quốc tế.

Tọa đàm được tổ chức nhằm tổng kết lại những thành tựu NCKH mà các nhóm nghiên cứu của trường đã đạt được, và tìm ra chiến lược nghiên cứu chung của Trường trong thời gian sắp tới.

 
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê chủ trì Tọa đàm

Phát biểu tại Tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu cho rằng, Trường ĐHKT vốn nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đây là thế mạnh đã được xã hội ghi nhận. Bắt nhịp chung với xu hướng đại học đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN, Nhà trường vẫn tiếp tục gắn định hướng nghiên cứu hàn lâm và thực tiễn, tạo nên bản sắc riêng của Trường. Tuy nhiên, việc kết nối các nhóm nghiên cứu mạnh của Trường lại là cần thiết để đẩy mạnh NCKH, tạo nên định hướng chiến lược chung cho toàn trường.

Sau đó, các nhóm nghiên cứu mạnh đã lần lượt trình bày về chiến lược phát triển nhóm và xác định vị trí của nhóm trong giới nghiên cứu của Việt Nam. Hiện tại Trường ĐH Kinh tế có tới 4 Nhóm nghiên cứu mạnh và 1 Nhóm nghiên cứu tiềm năng gồm: Nhóm NC Kinh tế vĩ mô, Nhóm NC Hội nhập kinh tế quốc tế, Nhóm NC Năng suất chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam, Nhóm NC Quản trị công ty trong ngân hàng tập trung và Nhóm NC quản trị tinh gọn - Made in Vietnam.

 
 Các nhà khoa học chia sẻ về những khúc mắc

Sau phần trình bày của các nhóm NC mạnh, Tọa đàm đã thảo luận về chiến lược nghiên cứu của toàn trường trong thời gian sắp tới; lắng nghe đại diện nhóm nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất đối với Trường.

PGS.TS Phan Chí Anh - Trưởng nhóm NC mạnh về Năng suất chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam đề xuất Nhà trường công bố quốc tế về số lượng đã ổn định nhưng chúng ta đi vào chất lượng của các sản phẩm và phải xây dựng phong cách và trường phái riêng trong nghiên cứu, không ngừng phát triển đội ngũ nghiên cứu trẻ

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cho rằng nên áp dụng nguyên tắc Pareta chọn ra 20% cán bộ nguồn dành cho trường, coi giảng viên là cán bộ nòng cốt, thương hiệu của giảng viên gắn liền với Nhà trường và phải hình thành thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN riêng. Ông nhấn mạnh: "Trong mỗi giảng viên nên và cần tồn tại 3 yếu tố đó là: Tư tưởng cho đi để nhận lại, Nghĩ lớn và Đức hy sinh. Có 3 điều này tôi tin rằng nhiệm vụ nào cũng vượt qua một cách xuất sắc". 

 

TS. Nguyễn Cẩm Nhung, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế cho rằng việc liên kết nghiên cứu với giáo sư nước ngoài chưa được nhiều, điều này rất quan trọng vì sẽ tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng quốc tế; các nhóm nghiên cứu cần liên kết với nhau để tạo ra các sản phẩm tài chính nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu của Nhà trường.

PGS.TS Nguyễn An Thịnh đề xuất xây dựng nhóm NC mạnh về Kinh tế tài nguyên và Môi trường. Ông cho rằng, các sản phẩm nghiên cứu về đất đai có thể bán lại cho các nhà kinh doanh bất động sản sẽ thu về một nguồn lực rất lớn cho Trường.

TS. Phạm Vũ Thắng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển khẳng định sự cần thiết của nghiên cứu với trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp xã hội. Ông cho rằng, có gắn nghiên cứu với trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp thì sức lan tỏa mới lớn được, nghiên cứu đến đâu ứng dụng vào doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, doanh nghiệp xã hội) đến đó, có như vậy mới thể hiện được sự đa dạng trong phong cách nghiên cứu của Trường

Kết thúc tọa đàm, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nhấn mạnh: Các nhóm nghiên cứu tiếp tục được chú trọng đầu tư, đẩy mạnh, hướng tới sản phẩm nghiên cứu trọng điểm và hướng tới định hướng nghiên cứu chung của toàn trường. Hàng năm, các nhóm sẽ thực hiện một đề tài hoặc tổ chức một hội thảo lớn mang tính chất liên ngành. Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển xây dựng kế hoạch, chiến lược, nội dung cụ thể của từng giai đoạn của các nhóm nghiên cứu, Nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt hơn để các nhà khoa học tham gia giảng dạy. Đồng thời các nhóm nghiên cứu mạnh cần mở rộng liên kết trong và ngoài trường; cần gắn nghiên cứu với đào tạo, gắn nghiên cứu với tuyển sinh để thu hút hơn nữa nguồn sinh viên chất lượng cao.

 
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm 

Văn Công

FullName Email
Address Security code XIFEBY
Content