New Trang tin
 Search

Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng

Diễn đàn được tổ chức thành công với mục tiêu kết nối các đối tác thương mại, dịch vụ và đầu tư của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Liên bang Nga nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các bên gắn với phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong bối cảnh toàn cầu hóa.


Nhân kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam – Nga ký kết hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga, kỷ niệm 300 năm thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (1974 - 2024), chiều ngày 12/4/2024, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (UEB - VNU) phối hợp với Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng với hơn 300 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự trực tiếp và qua kênh online song ngữ Tiếng Việt – Tiếng Nga.

Các đại biểu tham dự trực tiếp tại Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Tham dự Diễn đàn, về phía Đại sứ quán (ĐSQ) và đại diện từ Nga có bà Bakaeva Ekaterina, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam; ông Dương Hoàng Minh, Tham tán, Đại diện thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga (online qua Zoom); ông Fokin Stanislav Victorovic - Tham tán phụ trách khoa học kỹ thuật và giáo dục, ĐSQ Nga tại Việt Nam; ông Vyacheslav Gennadievic Kalganov, Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại St. Petersburg.

Về phía Cơ quan chính phủ, cơ quan nhà nước và đơn vị đồng tổ chức có sự hiện diện của bà Nguyễn Phương Nga, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Nguyên Chủ tịch liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thu Giang, Trưởng ban châu Âu, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; PGS.TS. Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên thường trực Ban Kinh tế Quốc hội; TS. Chử Văn Lâm, Tổng Biên tập, Tạp chí Kinh tế Việt Nam; ông Đào Quang Bính, Tổng thư ký kiêm tổng giám đốc, Tạp chí kinh tế Việt Nam; TS. Nguyễn Quốc Hùng, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga, Giám đốc Quỹ “Truyền thống và hữu nghị”.

Diễn đàn vinh dự tiếp đón các đại biểu, lãnh đạo, đại diện các đơn vị Đại sứ quán, trường đại học Nga, các cơ quan Chính phủ, cơ quan Nhà trước

Về phía Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS.TS. Lê Trung Thành, Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng và các lãnh đạo, giảng viên của Nhà trường cùng nhiều khách mời trong nước, quốc tế tham dự trực tiếp và trực tuyến (online qua Zoom). 

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa ASEAN và Liên bang Nga

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN cho biết “chủ đề của Diễn đàn hướng sự tập trung vào các vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong khu vực ASEAN, các nền kinh tế mới nổi nói chung và Việt Nam trong quan hệ kinh tế thương mại với Liên bang Nga, đặc biệt là các chủ đề hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số, du lịch, thương mại hàng hóa và dịch vụ, hợp tác năng lượng, tài chính, phát triển thành phố thông minh, bền vững… Sự kiện cũng dòng chảy kết nối giữa phương Đông và Liên bang Nga, đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc củng cố mối quan hệ bền chặt, thân tình giữa hai quốc gia, dân tộc Việt Nam – Liên bang Nga.”

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu khai mạc

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê chia sẻ thêm: “UEB tự hào là trường thuộc top 451 - 500 lĩnh vực Kinh tế và Kinh tế lượng (Economics and Econometrics) của bảng xếp hạng QS WUR Ranking by Subject 2024 (lĩnh vực lần đầu tiên được xếp hạng). Hi vọng với vị thế đó, UEB sẽ là môi trường uy tín để cùng trao đổi học thuật, trao đổi tri thức giữa sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu của Nga và ASEAN, cùng nhau thúc đẩy và phát triển trong thời gian tới.”

Cũng tại Diễn đàn, bà Bakeeva Ekaterina, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam cũng chia sẻ rằng một trong những đặc điểm của sự tiến hóa hiện nay là sự chuyển dịch trọng tâm chính trị thế giới và quan trọng là nền kinh tế sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tất cả các bên đang nỗ lực mở rộng sự tương tác của họ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và cốt lõi của nó là ASEAN. “Ngoài ra, Liên bang Nga mong muốn nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ phía các Hiệp hội trên các nền tảng quốc tế, giải quyết kịp thời các vấn đề có khúc mắc trong chương trình nghị sự song phương và sự tham gia nhiều hơn của ASEAN vào việc thực hiện các dự án của Nga trong khu vực và trên thế giới nói chung.”

Bà Bakeeva Ekaterina, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam

Kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Liên bang Nga và Việt Nam có nhiều tiềm năng và dư địa phát triển lớn

Theo ông Dương Hoàng Minh, Tham tán, Đại diện thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga cho biết: “Trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Liên bang Nga đạt 3,6 tỷ USD, tăng 2,3% so với năm 2022. Đây là mức tăng rất thấp kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu được ký kết. Tuy nhiên, trong quý I năm 2024, thương mại giữa hai nước hồi phục mạnh mẽ với tổng kim ngạch đạt 1,1 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023.”

Ông Dương Hoàng Minh phát biểu tại Diễn đàn trên sóng online

Theo AseanStats, tổng kim ngạch thương mại giữa Liên bang Nga và ASEAN năm 2023 đạt 15,9 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Du lịch ASEAN cũng phục hồi đáng kể khi thu hút 101,9 triệu du khách năm 2023, tăng 136,2% so với năm 2022. Năm 2022, ASEAN đón 43,1 triệu lượt khách du lịch, trong số đó có 620 ngàn lượt khách Nga. Ước có khoảng 2 triệu khách Nga đến các nước ASEAN năm 2023. Các điểm đến được du khách Nga lựa chọn nhiều nhất là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Có thể thấy, mặc dù có tăng trưởng khá trong thời gian gần đây, hợp tác kinh tế - thương mại giữa các quốc gia ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Liên bang Nga còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng.” - ông Dương Hoàng Minh cho biết.

Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nga đang ngày càng phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn về các khả năng thanh toán, logistics nhưng tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong tương lai là rất lớn”, ông Vyacheslav Gennadievic Kalganov, Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại St. Petersburg bổ sung thêm.

Ông Trịnh Quốc Khánh – Chủ tịch hội hữu nghị Việt Nga phát biểu chào mừng và đọc thư của ông Vyacheslav Gennadievic Kalganov

Cũng tại Diễn đàn, 12 diễn giả từ phía Việt Nam và Liên bang Nga đã mang đến 12 tham luận chính thuộc 3 chủ đề: Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Liên bang Nga; Quan hệ hợp tác giữa ASEAN - Liên bang Nga; Quan hệ hợp tác giữa các nền kinh tế BRICS và Liên bang Nga. Trong đó tập trung phân tích hợp tác đầu tư Nga - Việt qua các dữ liệu về kinh tế, thương mại, đầu tư, việc điều chỉnh chính sách của Nga trong bối cảnh mới, các vấn đề và triển vọng hợp tác trong lĩnh vực tài chính giữa Liên bang Nga và các nước ASEAN.

Toàn cảnh Diễn đàn

Đặc biệt, nhiều bài tham luận đã đi sâu vào việc khám phá những thành tựu và tiềm năng hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sự phát triển của quan hệ Nga và ASEAN trong lĩnh vực chính trị và kinh tế cũng như triển vọng của nhóm các nền kinh tế BRICS.

Tham luận “Phân tích hợp tác đầu tư Nga - Việt qua các chỉ số thống kê” do PGS.TS Yakovlev Artem Alesandrovic, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế Moskva, Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, Quyền giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Nga tại Châu Á, Viện Kinh tế, Viện Hàn Lâm Khoa học Nga trình bày
Vấn đề về “Điều chỉnh chính sách của Nga trong bối cảnh mới” được PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Âu chia sẻ tại chương trình
Ông Balduev Konstantin, Phó Tổng Giám đốc, Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB) trình bày về “Thành tựu và tiềm năng hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng”
“Vấn đề và triển vọng hợp tác trong lĩnh vực tài chính giữa Nga và các nước ASEAN” là nội dung được GS.TS. Golovnin Mikhail Yurevic, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Nga, Viện trưởng Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga trình bày
PGS.TS. Koldunova Ekaterina Valerievna, Giám đốc Trung tâm ASEAN, Đại học quan hệ quốc tế, Bộ ngoại giao Nga chia sẻ chủ đề “Nga và ASEAN: xu hướng hiện đại của phát triển quan hệ trong lĩnh vực kinh tế”
“Việt Nam và BRICS: Những vấn đề và triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cải tiến quản lý kinh tế Việt Nam” là nội dung chia sẻ của GS. Minashkin Vitaly Grigorievich, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Nga Plekhanov 
“Triển vọng về hợp tác thương mại giữa các nước BRICS và Nga: Chiều cạnh tài nguyên”  được TS. Natalya Leonidovna Orlova, Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Nga trình bày tại Diễn đàn

Bên cạnh đó, một số tham luận chia sẻ những kinh nghiệm quý báu với Chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định chính sách kinh tế, hợp tác năng lượng, giao thông, nông nghiệp giữa ASEAN, các nền kinh tế BRICS với Liên bang Nga trong bối cảnh mới, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thực của các nước ASEAN trong bối cảnh các hành lang giao thông mới và các sáng kiến về kinh tế - xã hội trong nhóm nền kinh tế BRICS…

Chủ đề về “Hợp tác Nga - Việt bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh các cam kết chuyển đổi sang các nguồn năng lượng mới thay thế” được TS. Bùi Hải Thiêm, Giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trình bày
PGS.TS. Babich Stanislav Vitalievich, Đại học Kinh tế quốc gia St. Petersburg trình bày  nội dung “An ninh năng lượng và an ninh lương thực của các nước ASEAN trong bối cảnh các hành lang giao thông mới”
Vấn đề “Hợp tác năng lượng ASEAN - Nga trong bối cảnh mới” do PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng, Học viện Khoa học Xã hội chia sẻ
PGS.TS. Sarakhanova Natalya Sergeevna, Đại học Kinh tế quốc gia St. Petersburg chia sẻ nội dung “Khử cacbon trong giao thông vận tải trong bối cảnh xu hướng cacbon thấp: Kinh nghiệm của Nga cho khu vực ASEAN”
“Quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc: Những xu thế mới trong bối cảnh mới” được GS.TSKH. Turaeva Madina Oktamovna, Viện kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga mang tới Diễn đàn

Trên cơ sở đó, các chuyên gia đã đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; đúc kết kinh nghiệm của các nước ASEAN và các nền kinh tế mới nổi trong hợp tác với Liên bang Nga. Đồng thời khẳng định vai trò của Việt Nam là cầu nối hợp tác giữa ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga, nâng cao khả năng phối hợp với các quốc gia ASEAN, các nền kinh tế BRICS nhằm hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hợp tác với Liên bang Nga trong bối cảnh mới.

Các khách mời tham dự đặt vấn đề trao đổi và đưa ra giải pháp, khuyến nghị song song nội dung chia sẻ của các diễn giả
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Quỹ thúc đẩy hợp tác Nga - Việt “Truyền thống và Hữu nghị” phát biểu Bế mạc Diễn đàn

Thành công của Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới không chỉ khẳng định uy tín, vị thế và sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trong đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, là nơi hội tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới mà còn góp phần tiếp tục đưa quan hệ giữa Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung với Liên bang Nga phát triển toàn diện, bền vững trên nhiều lĩnh vực, hướng tới giải quyết các vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội tại Việt Nam và Liên bang Nga, trong các mối quan hệ chung với ASEAN và các nền kinh tế BRICS.

Báo chí đưa tin về Diễn đàn

1. VN Economy:

https://vneconomy.vn/asean-nga-tang-cuong-hop-tac-kinh-te-trong-boi-canh-lenh-trung-phat.html    

https://en.vneconomy.vn/asean-russia-focus-on-economic-cooperation-and-resilience-at-forum.html  

2. Đài TH Việt Nam - VTV1: https://vtv.vn/video/thoi-su-9h-vtv1-13-4-2024-671122.htm 

3. Truyền hình Quốc hội: https://quochoitv.vn/con-nhieu-du-dia-trong-hop-tac-thuong-mai-viet-nam-lien-bang-nga-218350.html 

4. Đài TH Nhân dân: https://nhandantv.vn/thuc-day-hop-tac-kinh-te-viet-nam-lien-bang-nga-d248560.html 

5. Báo VietNam+ (TTXVN): https://www.vietnamplus.vn/thuc-day-hop-tac-kinh-te-asean-va-cac-nen-kinh-te-moi-noi-voi-lien-bang-nga-post939971.vnp    

6. Báo Quốc tế: https://baoquocte.vn/dien-dan-hop-tac-kinh-te-asean-brics-nga-trong-boi-canh-moi-van-de-va-trien-vong-267667.html  

7. Cổng thông tin chính phủ: 

https://baochinhphu.vn/hop-tac-kinh-te-asean-va-cac-nen-kinh-te-moi-noi-voi-lien-bang-nga-trong-boi-canh-moi-102240412184057547.htm 

8. Báo Công thương: https://kinhte.congthuong.vn/thuc-day-hop-tac-kinh-te-giua-viet-nam-va-asean-voi-lien-bang-nga-314612.html  

9. Báo Nhân dân:

https://nhandan.vn/thuc-day-hop-tac-kinh-te-giua-asean-va-cac-nen-kinh-te-moi-noi-voi-lien-bang-nga-post804473.html 

https://ru.nhandan.vn/prodvizhenie-ekonomicheskogo-sotrudnichestva-mezhdu-v-etnamom-asean-briks-i-rossiei-post45510.html 

10. Báo Đảng cộng sản: https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-hop-tac-giua-cac-nuoc-asean-cac-nen-kinh-te-moi-noi-brics-va-lien-bang-nga-663090.html 

https://ru.nhandan.vn/prodvizhenie-ekonomicheskogo-sotrudnichestva-mezhdu-v-etnamom-asean-briks-i-rossiei-post45510.html 

11. Báo Tiền phong: https://tienphong.vn/thuc-day-hop-tac-giua-asean-cac-nen-kinh-te-moi-noi-voi-lien-bang-nga-post1628449.tpo 

12. Báo Tin tức: https://baotintuc.vn/the-gioi/thuc-day-hop-tac-kinh-te-asean-va-cac-nen-kinh-te-moi-noi-voi-lien-bang-nga-20240412194622156.htm 

13. Fanpage/website VNU: https://vnu.edu.vn/ttsk/?C2093/N34864/Thuc-day-hop-tac-kinh-te-giua-ASEAN-va-cac-nen-kinh-te-moi-noi-voi-Lien-bang-Nga-.html 

14. Cổng thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin & Truyền thông: https://www.vietnam.vn/thuc-day-hop-tac-kinh-te-giua-asean-va-cac-nen-kinh-te-moi-noi-voi-lien-bang-nga/ 

15. Báo Pháp luật Việt Nam: https://baophapluat.vn/thuc-day-hop-tac-kinh-te-asean-va-cac-nen-kinh-te-moi-noi-voi-lien-bang-nga-trong-boi-canh-moi-post509590.html 


Thu Uyên, Quang Trung - UEB Media

FullName Email
Address Security code BDQJGY
Content

Other News