New Trang tin
 Search

Sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tham dự Diễn đàn sinh viên Châu Á - Thái Bình Dương 2024: Gắn kết tri thức, đam mê và đổi mới tư duy

Diễn đàn sinh viên Châu Á GPAC 2024 lần thứ 23 đã được tổ chức tại Campus Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc (SNU). Trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN với sự góp mặt của 4 đội thi đã có một hành trình đầy bổ ích cũng như cơ hội giao lưu, trao đổi học thuật, kết nối với các bạn bè quốc tế đến từ 5 trường đại học danh tiếng của Châu Á.


GPAC là diễn đàn sinh viên thường niên do các trường thành viên tổ chức - GPAC (Global Parnership of Asian Colleges - Diễn đàn Sinh viên Châu Á) là sự kiện lớn được tổ chức hàng năm với sự tham gia của sinh viên các trường đại học thành viên với mong muốn tạo ra một sân chơi chung dành cho các sinh viên và giảng viên tại các trường đại học trong khu vực Châu Á nhằm chia sẻ, giao lưu và trao đổi kiến thức cũng như văn hóa quốc gia.

Diễn đàn lần thứ 23 được tổ chức từ ngày 25/8 đến 30/8, do Đại học Quốc gia Seoul chủ trì. Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 100 sinh viên và giảng viên đến từ 5 trường đại học danh tiếng, bao gồm: Đại học Thương mại Chiba (Nhật Bản), Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan), Đại học Waseda Nhật Bản và Trường Đại học Kinh tế (UEB) - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

Phát biểu tại lễ khai mạc, GS. Min Sang Kee, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHQG Seoul, Hàn Quốc và là nhà sáng lập Chương trình nhấn mạnh: “Chúng tôi rất hân hạnh đăng cai tổ chức Diễn đàn Sinh viên Châu Á. Chúng tôi mong rằng các bạn sinh viên sẽ mang đến những bài thuyết trình ấn tượng, thể hiện trí tuệ và sự sáng tạo của thế hệ trẻ trong việc cùng nhau tìm hiểu và giải quyết các vấn đề kinh tế của nền Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, đây cũng là cơ hội quý báu để các em sinh viên kết bạn và giao lưu văn hóa.”

GS Min Sang Kee, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHQG Seoul, Hàn Quốc và là nhà sáng lập Chương trình phát biểu khai mạc

 GPAC 2024: Nơi khẳng định trí tuệ và bản lĩnh của sinh viên UEB 

Trong hai ngày chính của sự kiện, 17 đội thi của 5 trường đã được: tham gia các hoạt động nghiên cứu, thảo luận nhóm theo chủ đề chính của cuộc thi và trình bày trước hội đồng chuyên môn. Từ đề tài nghiên cứu chính “Thách thức và cơ hội cho nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương”  (Challenges and Opportunities for The Asia-Pacific Economies) được chia ra làm 3 nhánh thuyết trình với các chủ đề:

- Triển Vọng Kinh Tế Châu Á hậu COVID-19 (Asian Economic Outlooks After COVID-19 and Re-Openings)

- Già Hoá Dân Số ở Châu Á và Hệ lụy xã hội liên quan: Thay Đổi trong Kinh Doanh và Tài Chính Bền Vững (Ageing Demographics in Asia and Its Social Decline: Cháng in Business and Financial Sustainability)

- Những thách thức môi trường và nỗ lực hướng tới quá trình khử cacbon: Tình trạng định giá cacbon (Environmental Challenges and Efforts Towards Decarbonization: The state of Carbon Pricing)

Các bài thuyết trình  được nhận xét bởi các Hội đồng là các chuyên gia hàng đầu tại các trường đại học tham dự GPAC 2024 chấm điểm. Hội đồng sẽ chọn ra bài trình bày xuất sắc nhất và từng ngày để trao giải “Best paper” và giải chung cuộc “Best of the best”.

Trong ngày thi đầu tiên, VNU-UEB với 4 nhóm nghiên cứu, trải qua các phiên song song và thể hiện những phần thuyết trình đầy ấn tượng cũng như trả lời được hầu hết các câu hỏi của ban chuyên môn. Kết quả chung cuộc, Đội thi VNU3 gồm sinh viên Lương Thị Huyền Trang và Lê Thị Trang từ lớp K1A3-USF với đề tài “Tác động của các khoản cho vay bất động sản đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” (The impact of real-estate loan exposure on the financial performance of commercial banks in Vietnam) do Thạc sĩ Phạm Thế Thành là giảng viên hướng dẫn và cũng là thành viên dẫn đoàn lần này đã đạt giải “Best paper”- Bài trình bày xuất sắc nhất theo chủ đề nhánh “Triển Vọng Kinh Tế Châu Á hậu COVID-19” (Asian Economic Outlooks After COVID-19 and Re-Openings)

Nhóm VNU3 với bài thuyết trình Best paper of the subtopic trong ngày coredate 1 
Đoàn đại diện VNU-UEB tại GPAC 2024 và ThS. Phạm Thế Thành - Giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng(áo trắng) tham dự GPAC 2024

Trong ngày thứ 2 (Coredate 2), các đội đã thi đấu theo hình thức nhóm hỗn hợp, các đội đến từ 5 quốc gia đã chia thành 10 nhóm để thảo luận về chủ đề bao gồm: (1) Remote Working; (2) Work-life Balance; (3) Workation. 

Kết quả, Nhóm 3, 9, 10 đã dành giải “Best paper”. Kết quả chung cuộc, nhóm 10 đã đạt được giải “Best of the best” 

Trong 3 nhóm đạt giải, VNU-UEB có sự góp mặt của 4 sinh viên thuộc các đội thi xuất sắc nhất tại buổi thuyết trình GPAC 2024 và để lại nhiều dấu ấn, bao gồm:  sinh viên Phạm Hải Hương – Lớp QH2020E KTKT CLC 1, sinh viên Vũ Khánh Linh – Lớp QH2022E - Kinh tế 1; sinh viên Vũ Đức Huy – Lớp QH2023 - KTPT 2; sinh viên Khuất Việt Quý -  Lớp QH2022E - Kế toán 1. 

Các đội thi đạt giải trong ngày coredate 2 của Chương trình

Thông qua những “bài toán thực tế” trong nhiều lĩnh vực, cùng sự hỗ trợ chuyên môn từ những giáo sư, tiến sĩ, học giả, giảng viên đến từ những trường đại học hàng đầu trong khu vực, các bạn sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên UEB nói riêng đã tích lũy cho mình rất nhiều thông tin thực tiễn, kiến thức chuyên môn, những giải pháp, chiến lược thực tế để giải quyết những vấn đề tồn đọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bên cạnh tri thức, qua Diễn đàn sinh viên Châu Á, các em được rèn luyện những kỹ năng cần có của một sinh viên hiện đại – một công dân toàn cầu trong tương lai, được giao lưu và mở rộng mạng lưới kết nối với bè bạn quốc tế. Ngoài những hoạt động giao lưu học thuật, sinh viên tham gia diễn đàn còn có cơ hội được trải nghiệm và tham quan những địa danh nổi tiếng của Hàn Quốc như Cung điện Gyeongbokgung, Tháp N Seoul, Lotte World... hay được thưởng thức những đặc sản, trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc.

Đặt trong bối cảnh “Thách thức và cơ hội” đan xen cho nền kinh tế, hướng tới chủ đề này, GPAC 2024 một lần nữa nhấn mạnh sự cấp cách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng bảo vệ môi trường, xây dựng nền tảng kiến thức “phát triển bền vững” trên mọi lĩnh vực cho sinh viên – thế hệ những người trẻ sẽ kế thừa tinh hoa nhân loại trong tương lai. Diễn đàn Sinh viên Châu Á 2024 giống như một ‘bức tranh toàn cảnh” giúp sinh viên trang bị những tri thức cần nhất, mới nhất, hỗ trợ xây dựng một thế giới toàn diện trong tương lai, mở rộng cánh cửa hội nhập với bạn bè trong khu vực và quốc tế.

Với chiến lược quốc tế hóa giáo dục, nhà trường đã và đang đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu nhằm đưa Trường Đại học Kinh tế trở thành trung tâm tri thức của khu vực và toàn cầu.

Một số hình ảnh tại diễn đàn GPAC 2024:

 

 


Phòng Nghiên cứu khoa học & Hợp tác phát triển; Biên tập: Thanh Mai

FullName Email
Address Security code STXVIO
Content