New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin về luận án tiến sĩ NCS Đào Phú Quý

Tên đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mạng xã hội tại các doanh nghiệp thương mại bán lẻ Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đào Phú Quý             

2. Giới tính:   Nam

3. Ngày sinh:  25/3/1975  

4. Nơi sinh:    Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 2897/QĐ-ĐHKT ngày 30 tháng 10 năm 20 18 về việc công nhận thí sinh trúng tuyển đào tạo tiến sĩ trong kỳ thi tuyển đợt 2 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định số 3910/QĐ-ĐHKT ngày 08/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo đến ngày 08/12/2023.

7. Tên đề tài luận án: “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mạng xã hội tại các doanh nghiệp thương mại bán lẻ Việt Nam”

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh                          

9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn và PGS.TS. Lưu Thị Minh Ngọc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Mục tiêu nghiên cứu: 

Luận án tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mạng xã hội tại các doanh nghiệp thương mại bán lẻ tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm kinh doanh và quản lý hiệu quả việc kinh doanh qua mạng xã hội.

11.2. Đối tượng nghiên cứu: 

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mạng xã hội tại các doanh nghiệp thương mại bán lẻ

11.3. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Thực hiện các phỏng vấn bán cấu trúc với các nhà quản lý và các chuyên gia về thương mại bán lẻ, thương mại điện tử ở Việt Nam để xác định thực trang kinh doanh qua mạng xã hội, độ phù hợp của mô hình và thang đo nghiên cứu.

 - Phương pháp nghiên cứu tình huống: Thực hiện phân tích hai tình huống về thực trạng kinh doanh qua mạng xã hội, lý do và các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng mạng xã hội trong kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp về thực trạng phát triển của mạng xã hội, thực trạng kinh doanh qua mạng xã hội.

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Mẫu nghiên cứu 7733 người trả lời phiếu hỏi, đối tượng tập trung chủ yếu là đại diện doanh nghiệp thương mại bán lẻ tại Việt Nam.

11.4. Kết quả chính và kết luận: 

  •  Các kết quả chính

- Tổng quan được các công trình có liên quan đến đề tài, từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu.

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận mạng xã hội tại các doanh nghiệp thương mại bán lẻ tại Việt Nam.

- Đề xuất được mô hình và thang đo nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận mạng xã hội tại các doanh nghiệp thương mại bán lẻ.

- Phân tích được thực trạng phát triển mạng xã hội, thực trạng kinh doanh qua mạng xã hội và đo lường được ảnh hưởng của các nhân tố đến chấp nhận mạng xã hội trong kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ tại Việt Nam.

- Đề xuất được các kiến nghị và giải pháp kinh doanh và quản lý hiệu quả kinh doanh qua mạng xã hội. 

  •  Tính mới của luận án

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của đề tài này củng cố khung lý thuyết về ảnh hưởng của chấp nhận mạng xã hội đến hành vi của người sử dụng, ảnh hưởng của mạng xã hội đến nhận thức, thái độ và hành vi của người sử dụng mạng xã hội. Đồng thời, luận án bổ sung cơ sở lý luận để khẳng định về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường, tổ chức và công nghệ có ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi chấp nhận mạng xã hội trong kinh doanh bán lẻ của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu giải quyết và bổ khuyết sự thiếu hụt về hệ thống tiêu chí đánh giá đánh giá tác động của mạng xã hội đến nỗ lực kỳ vọng, hiệu quả kỳ vọng và hành vi của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, đặc biệt đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên phát triển mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng công nghệ trong tổ chức trên cơ sở kết hợp mô hình các nhân tố ảnh hưởng (TOE) và mô hình chấp nhận công nghệ (UTAUT). 

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đóng góp về mặt thực tiễn, chỉ rõ ảnh hưởng của các nhân tố tác động mạnh, yếu đến hành vi chấp nhận mạng xã hội của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ rõ tác động của các nhân tố đến việc chấp nhận thương mại điện tử cũng như quan điểm của doanh nghiệp thương mại bán lẻ tại Việt Nam.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu về chính sách và chiến lược phát triển bán lẻ và mô hình kinh doanh thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng có thể là gợi ý đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại bán lẻ và các nhà quản lý để có các giải pháp nhằm phát triển và quản lý hiệu quả mô hình kinh doanh qua mạng xã hội ở Việt Nam.

Thứ tư, nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn ít, do đó tiếng nói của học thuật trong nước chưa gây được ảnh hưởng, uy tín với học giả quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần tăng cường tiếng nói của học thuật Việt Nam ra quốc tế và đóng góp cho nghiên cứu học thuật quốc tế.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Thứ nhất, nghiên cứu trong tương lai nên mở rộng cỡ mẫu và sử dụng một phương pháp lấy mẫu khác. 

Thứ hai, nghiên cứu này đã không đề cập đến tác động đồng thời trực tiếp và gián tiếp của bối cảnh công nghệ và bối cảnh tổ chức đối với việc quyết định sử dụng mạng xã hội. Sẽ có ý nghĩa hơn nếu nghiên cứu trong tương lai xem xét cả tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố TOE đối với quyết định sử dụng mạng xã hội trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ có giá trị hơn nếu xem xét ảnh hưởng của yếu tố chi phí trong hành vi chấp nhận sử dụng mạng xã hội. 

Thứ ba, điểm hạn chế của luận án nữa là chưa phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi chấp nhận sử dụng mạng xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại bán lẻ theo quy mô, địa phương, kinh nghiệm. Do đó, trong tương lai, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận mạng xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại bán lẻ tại Việt Nam, xem xét ảnh hưởng của các biến kiểm soát (quy mô, lĩnh vực kinh doanh, doanh thu, địa bàn). 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Dao Phu Quy, Luu Thi Minh Ngoc, Nguyen Phương Mai, Dang Thi Huong (2019), Factors Affecting the Adoption Of Social Media in Business: Evidence From Individual and Household Retailers in Vietnam, International Journal of Entrepreneurship. Scopus Q3. https://www.abacademies.org/articles/factors-affecting

2

Dao Phu Quy, Luu Thi Minh Ngoc, Nguyen Phuong Mai, Nguyen Thi Trang Nhung (2020), Impacts of Social Networks on Consumers’ Trust and Behavior in the Vietnamese Retail Sector, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế International Conference on Emerging Challenges (ICECH) 2019: Management in Digital Evolution, ISBN: 978-604-98-7519-19

3

Dao Phu Quy, Luu Thi Minh Ngoc, Nguyen Phuong Mai (2021), Antecedents of Social Media Adoption: A Case Study of Individual Online Retailers in Hanoi and Ho Chi Minh City, Global Changes and Sustainable Development in Asian Emerging Market Economies, ISBN 978-3-030-81434-2, Springer International Publishing

 

Dao Phu Quy, Luu Thi Minh Ngoc (2022), Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng mạng xã hội của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia "quản trị thông minh trong môi trường phức hợp toàn cầu"; ISBN: 978-604-315-735-2

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code QXHDEB
Content