New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Hoàng xuân Cường

Tên đề tài luận án: Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Xuân Cường         2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 13/11/1983                                                         4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3287/QĐ-ĐHKT ngày 07/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định số 3910/QĐ-ĐHKT ngày 08/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong

chương trình đào tạo

7. Tên đề tài luận án: Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc

8. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế                                      9. Mã số: 9340410.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Mục đích nghiên cứu 

Mục đích nghiên cứu của luận án là đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc ; đồng thời lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

11.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc

11.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

a, Phương pháp nghiên cứu định tính

Trong nghiên cứu này, tác  giả  đã  tiến hành tổng quan từ các tài  liệu trong  và  ngoài vnước  nhằm  kế  thừa  các  thang  đo, đồng  thời  kết  hợp  với  việc  sử  dụng  phương  pháp chuyên  gia   để xây  dựng các  thang  đo  nháp  cho  các  biến  độc  lập  và  biến  phụ  thuộc của mô hình, sau đó kết hợp với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với những đối tượng cần tiến hành khảo sát để điều chỉnh thang đo nháp sao cho  phù hợp với bối cảnh thực tế của các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc và phục vụ cho việc thiết kế Phiếu điều tra (Bảng hỏi) sử dụng cho nghiên cứu định lượng. 

b, Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp  nghiên  cứu  định  lượng  được  sử  dụng  để  lượng  hóa  mối  quan  hệ  giữa  các  biến  trong mô  hình nghiên  cứu  và  kiểm định  các  giảthuyết nghiên cứu  có  được  từ  lý thuyết thông qua  việc  sử  dụng các  công cụ  phân  tích  thống  kê.  Quy  trình  nghiên cứu địnhlượng  chia  làm 2 giai  đoạn: nghiên cứu  định lượng  sơ bộ và nghiên  cứu  định  lượng  chính  thức.

11.4. Các kết quả chính, đóng góp mới của luận án

a) Về lý luận

 Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về tác động của quản lý tài chính đến kết quả hoạt động của các trường cao đẳng công lập làm cơ sở vững chắc để phân tích và làm tác động của quản lý tài chính đối với hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc.

b) Về thực tiễn

Luận án đã đề xuất mô hình tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường bao gồm 5 nhân tố: Quản lý huy động vốn; Quản lý phân bổ; Kiểm soát tài chính; Tổ chức bộ máy quản lý tài chính và Cơ chế khung pháp lý tác động đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc. Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của các yếu tố của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường; Đánh giá được sự sai khác về tác động của quản lý tài chính khi có sự khác nhau về địa lý và đơn vị chủ quản. Từ đó luận án đã chỉ ra nhân tố tác động mạnh nhất trong quản lý tài chính đến hoạt động các trường là nhân tố cơ chế quản lý, các nhân tố còn lại lần lượt theo thứ tự: Quản lý huy động, quản lý phân bổ, tổ chức bộ máy và quản lý tài chính. Ngoài ra luận án còn chỉ ra rằng không có sự sai khác về tác động quản lý tài chính đến hoạt động các trường khi có sự sai khác về địa lý; Đối với sự khác biệt về đơn vị chủ quản thì có sự khác biệt về tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường trong đó những trường thuộc UBND tỉnh quản lý thì quản lý tài chính tác động mạnh nhất đến hoạt động của các trường.

11.5. Kết luận

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đã luận giải một số vấn đề thuộc về phạm trù khung lý thuyết cũng như kết luận về các tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập để đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận về các vấn đề sau:

Thứ nhất, luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của luận án như: quản lý tài chính, tác động của quản lý tài chính đến các hoạt động theo các nội dung, nhân tố khác nhau.

Thứ hai, luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính, khái quát hóa các hoạt động của trường cao đẳng và các tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập.

Thứ ba, luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu tác động của quản lý tài chính đến hoạt động các trường cao đẳng. Xây dựng được bộ câu hỏi, thang đo, tiến hành thu thập dữ liệu phân tích định lượng

Thứ tư, luận án đã tiến hành khảo sát và phân tích định tính, sử dụng dữ liệu điều tra tiến hành phân tích định lượng, đánh giá tác động của các yếu tố của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường. Trên cơ sở của kết quả mô hình định lượng đã đưa ra kết luận về chiều tác động, độ lớn về tác động của các nhân tố, đề xuất các kiến nghị, giải pháp quản lý tài chính cho các trường cao đẳng công lập.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong luận án chưa đề cập đến yếu tố cơ chế quản lý tác động đến hoạt động các trường là do thực tế về yếu tố tài chính thì cơ chế tự chủ chưa được thực hiện tại các trường cao đẳng công lập, việc đưa biến giả về cơ chế tự chủ để đánh giá tác động của yếu tố này là khó khăn. Trong tương lai khi các trường thực hiện tự chủ tài chính nghiên cứu tiếp theo có thể đưa biến này vào mô hình để đánh giá. Hướng đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể thu hẹp phạm vi nghiên cứu là "Tác động của yếu tố tự chủ tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng công lập phía Bắc"

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Một số giải pháp thúc đẩy xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí kinh tế - Châu Á Thái Bình Dương, Số 522, Tháng 8 năm 2018, tr.10-12

2

Đổi mới công tác đào tạo và quản lý giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, Tạp chí kinh tế - Châu Á Thái Bình Dương, Số 523, Tháng 8 năm 2018, tr.22-24

3

Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, Hà Nội

4

Solutions to Improve Financial Management Efficiency for Public Colleges, International Journal of Management Sciences and Business Research, Mar-2022 ISSN (2226-8235) Vol-11, Issue 3 pp. 1-7

5

Overview of Finacial Management on Activities of Public Educational Institutions in Vietnam, International Journal of Management Sciences and Business Research, Mar-2022 ISSN (2226-8235) Vol-11, Issue 3 pp. 15-26

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

FullName Email
Address Security code ONSUJM
Content