New Sinh Vien & Hoc Vien
 Search

Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thùy Linh

Tên đề tài luận án: Vai trò Nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở Việt Nam.


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thuỳ Linh             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/05/1991                                                         4. Nơi sinh: Hà Tĩnh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1999/QĐ-ĐHKT

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định gia hạn số 2166/QĐ-ĐHKT ngày 14 tháng 07 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: Vai trò nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị                             9. Mã số: 9310102.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Ngô Tuấn Nghĩa và PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

 - Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi, luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò nhà nước trong phát triển lĩnh vực này.

- Đối tượng nghiên cứu: Dưới sự tác động của các quy luật thị trường, công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi sẽ từng bước phát triển. Tuy nhiên, do tính tự phát của kinh tế thị trường, quá trình đó sẽ mất nhiều thời gian, hao tổn nhiều nguồn lực. Vì vậy, sự can thiệp nhà nước vào quá trình đó là tất yếu, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường Việt Nam còn ở trình độ phát triển chưa cao; Việt Nam đang tham gia vào quá trình cạnh tranh và hợp tác quốc tế ngày càng sâu, rộng. Do đó, đối lượng nghiên cứu của luận án là vai trò của nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi trong nền kinh tế thị trường. Vai trò nhà nước ở đây không xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhà nước, mà xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu của nền kinh tế, trong đó có công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi và phù hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường; vai trò đó phải đặt trong mối quan hệ và tương hợp với thị trường. Nhà nước phải làm và chỉ làm những gì doanh nghiệp công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi không làm được; những gì các doanh nghiệp đó làm được thì nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi để họ làm. 

- Phương pháp nghiên cứu: Bộ dữ liệu được sử dụng trong luận án được trích từ Tổng Điều tra Kinh tế (Economic Census) 2021 thực hiện bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê. Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là mô hình biên ngẫu nhiên (stochastic frontier models) để tính toán hiệu suất của các doanh nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi; và các mô hình hồi quy phân số (fragtional regression) để xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất của doanh nghiệp.

- Đóng góp mới: Về mặt lý luận, Luận án bổ sung và làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận về vai trò Nhà nước trong phát triển CNCB SPCN. Cụ thể là: Một là, tổng quan, khái quát hoá, nghiên cứu làm sâu hơn, rõ hơn 05 nội dung thể hiện vai trò nhà nước trong phát triển CNCB SPCN bao gồm: tạo lập môi trường thuận lợi; xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển; ban hành và thực thi chính sách; điều hành và điều tiết quá trình phát triển; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Hai là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá vai trò nhà nước theo 05 nội dung thể hiện vai trò nhà nước trong phát triển CNCB SPCN, bao gồm: mức độ bình đẳng, mức độ an toàn, mức độ đơn giản & tinh gon, mức độ phát triển các dịch vụ hỗ trợ, mức độ đào tạo nguồn nhân lực, mức độ công khai & minh bạch, mức độ hiệu quả & khả thi, mức độ mở rộng thị trường, mức độ năng động & linh hoạt, mức độ phù hợp và mức độ công minh. Ba là, phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan về vai trò nhà nước trong phát triển CNCB SPCN và trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam theo 05 nội dung thể hiện vai trò nhà nước.

Về thực tiễn, luận án đã phân tích được thực trạng vai trò nhà nước trong phát triển CNCB SPCN ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ ra các kết quả, hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế về vai trò nhà nước trong phát triển công nhiệp chế biến SPCN trong giai đoạn 2017–2021. Từ đó, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp theo 05 nội dung thể hiện vai trò nhà nước trong phát triển CNCB SPCN trong giai đoạn nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả vai trò Nhà nước, đóng góp vào công tác hoạch định đường lối và chính sách phát triển CNCB SPCN, đưa CNCB SPCN Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới và đóng góp nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2030. Kết quả của nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, làm cơ sở cho việc hoàn thiện các nội dung thực hiện và nâng cao hiệu quả vai trò Nhà nước trong phát triển CNCB SPCN nói riêng và chế biến nông sản ở Việt Nam nói chung.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Luận án gợi ý một số hướng nghiên cứu trong vấn đề này như sau:

- Thứ nhất, có thể tăng cường các nghiên cứu định lượng để làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi thời gian để thấy rõ tác động của các nội dung thể hiện vai trò nhà nước đến sự phát triển của lĩnh vực này

- Thứ hai, trong tương lai, có thể xem xét các nhân tố khác có ảnh hưởng đến vai trò nhà nước trong phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Nguyễn Thị Thùy Linh & Phạm Nhật Linh (2022). Cạnh tranh trên thị trường chế biến nông sản thực phẩm giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế ở Trung Quốc, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 608, 13-16.

2

Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Hoàng Ngọc Quang và các tác giả, (2022). Xu hướng mua sản phẩm chăn nuôi chế biến qua ứng dụng chia sẻ: nghiên cứu trường hợp Grabfood tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 608, 13-16.

3

Nguyen-Anh, T., Hoang-Duc, C., Nguyen-Thi-Thuy, L., Vu-Tien, V., Nguyen-Dinh, U., & To-The, N. (2022). Do intangible assets stimulate firm performance? Empirical evidence from Vietnamese agriculture, forestry and fishery small-and medium-sized enterprises. Journal of Innovation & Knowledge7(3), 100194.

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Phòng Đào tạo

FullName Email
Address Security code TOXUZN
Content