Trang tin tức sự kiện

Thông tin về luận án Tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Linh

Tên đề tài luận án: Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị điện tử toàn cầu trong bối cảnh chuyển đổi số.



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Linh         

2. Giới tính: Nữ 

3. Ngày sinh: 26/01/1992                                                              

4. Nơi sinh: TP. Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2051/QĐ-ĐHKT của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):  Quyết định gia hạn số 3910/QĐ-ĐHKT ngày 08/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

7. Tên đề tài luận án: Sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị điện tử toàn cầu trong bối cảnh chuyển đổi số

8. Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế                                             

9. Mã số: 9310106.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Anh Thu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

11.1. Mục tiêu nghiên cứu

11.1.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chính của Luận án là phân tích sự tham gia của Việt Nam vào EGVC trong bối cảnh chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, Luận án nhận định các cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện sự tham gia của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất quốc tế ngành công nghiệp điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số.

11.1.2. Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu chung, Luận án sẽ lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan tới phạm vi nghiên cứu của Luận án. Cụ thể, làm rõ lý luận về GVCs; EGVC; sự tham gia ở cấp độ quốc gia/ngành vào GVCs; những lợi ích và bất lợi của quốc gia/ngành khi tham gia vào GVCs; các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của quốc gia/ngành vào GVCs; và bối cảnh chuyển đổi số;

Thứ hai, tổng quan về thực trạng phát triển của ngành công nghiệp điện tử trên thế giới và tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số;

Thứ ba, phân tích thực trạng sự tham gia của Việt Nam vào EGVC thông qua hai cách tiếp cận bao gồm Koopman và cộng sự (2010); và lý thuyết về chuỗi giá trị trong đường cong nụ cười;

Thứ tư, đánh giá và phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tới sự tham gia của Việt Nam vào GVCs trong bối cảnh chuyển đổi số;

Thứ năm, nhận định những cơ hội, thách thức, và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam nhằm cải thiện sự tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế ngành công nghiệp điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số.

11.2. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính trong Luận án này là sự tham gia của Việt Nam vào EGVC trong bối cảnh chuyển đổi số.

11.3. Phương pháp nghiên cứu:

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp định tính nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng sự tham gia của Việt Nam vào EGVC trong bối cảnh chuyển đổi số. Phương pháp định lượng thông qua hai mô hình hồi quy tuyến tính với công cụ phân tích Eview 10, nhằm đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của Việt Nam vào GVCs trong bối cảnh chuyển đổi số.

11.4. Các kết quả đạt được và kết luận:

Qua quá trình nghiên cứu, Luận án đã đạt được những kết quả sau đây:

Thứ nhất, tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan tới đề tài bao gồm các công trình lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, xác định khoảng trống tri thức cần lấp đầy. Cụ thể, về mặt lý luận, mặc dù hai cách tiếp cận nghiên cứu về sự tham gia của quốc gia/ngành vào GVCs bao gồm hệ thống chỉ số của Koopman và cộng sự (2010), và lý thuyết về chuỗi giá trị trong đường cong nụ cười, đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, tuy nhiên, vẫn chưa có sự kết nối chính thức giữa chúng. Bởi lẽ đó, việc kết nối kết quả nghiên cứu dựa trên hai cách tiếp cận về sự tham gia của Việt Nam vào EGVC là một đóng góp về mặt lý luận của Luận án. Về mặt thực tiễn, mặc dù vấn đề nghiên cứu đã được nêu lên từ lâu, nhưng những phân tích, luận giải chi tiết, cùng cách tiếp cận đa chiều về sự tham gia của Việt Nam vào EGVC trong bối cảnh chuyển đổi số còn rất hạn chế. Luận án đã cập nhật và cung cấp bức tranh nghiên cứu tổng quát và đa diện về đối tượng nghiên cứu trong công trình này.

Thứ hai, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về EGVC, sự tham gia của quốc gia/ngành vào GVCs, những lợi ích và bất lợi; các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của quốc gia/ngành vào GVCs; bối cảnh chuyển đổi số; và xu hướng phát triển của GVCs trong bối cảnh chuyển đổi số. Đây là một đóng góp rất lớn của Luận án, do những lý luận, khái niệm, và đặc điểm liên quan tới EGVC trong bối cảnh chuyển đổi số đã được mô tả nhưng vẫn chưa được hệ thống hóa, tổng hợp đầy đủ và bài bản. 

Thứ ba, phân tích về thực trạng phát triển của ngành công nghiệp điện tử thế giới và tại Việt Nam trong hai lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đó là thương mại và đầu tư quốc tế, nghiên cứu về tình hình hoạt động của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. 

Thứ tư, kết nối kết quả nghiên cứu từ các cách tiếp cận khác nhau nhằm cung cấp bức tranh phân tích đa chiều và bao hàm về sự tham gia của Việt Nam vào EGVC trong giai đoạn 2010-2022. Cụ thể, cả hai cách tiếp cận đều chỉ ra rằng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu, đầu vào phục vụ cho hoạt động gia công, lắp ráp sản phẩm cuối cùng cho các thương hiệu nước ngoài. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này đó là do sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ đã không đủ cung ứng, và thâm nhập sâu hơn vào mạng lưới sản xuất quốc tế của các tập đoàn điện tử thế giới. 

Thứ năm, sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nhằm đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của Việt Nam vào GVCs trong bối cảnh chuyển đổi số. Đặc biệt, Luận án đã bổ sung thêm yếu tố công nghệ vào mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá tác động tới sự tham gia của Việt Nam vào mối liên kết trước và sau trong GVCs. Đây là một trong những tính mới/đóng góp của Luận án vào khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của quốc gia vào GVCs, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. 

Cuối cùng, dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, kết quả nghiên cứu kết hợp với các thông tin thứ cấp, Luận án đã tổng hợp và nhận định ra những cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện sự tham gia của Việt Nam vào EGVC trong bối cảnh chuyển đổi số.

12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Thứ nhất, mở rộng đối tượng nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam vào EGVC ở cấp độ doanh nghiệp, đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của doanh nghiệp điện tử Việt Nam vào mạng lưới sản xuất quốc tế. 

Thứ hai, mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các ngành công nghiệp khác và ngành dịch vụ của Việt Nam trong sự tham gia vào GVCs, so sánh những lợi thế và bất lợi giữa các lĩnh vực của nền kinh tế, từ đó cung cấp một bức tranh tổng quát về sự tham gia của quốc gia vào GVCs.

Thứ ba, kết nối mảng nghiên cứu về GVCs với các lĩnh vực khác như thương mại và đầu tư quốc tế nhằm đánh giá tổng thể về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua và tương lai. 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Linh Nguyen Thi Phuong, Anh Vu Hai (2023). Vietnam’s participation in the global value chains: An empirical study on the automotive industry. Problems and Perspectives in Management, 21(2), 723-733. doi:10.21511/ppm.21(2).2023.64

(SCOPUS Q3)

2. Nguyen Thi Phuong Linh, Vu Thanh Huong (2022). An Empirical Study On Vietnam’s Participation in The Global Agricultural Value Chain. Journal of Commercial Biotechnology (2022) 27(4), 41–50. DOI: 10.5912/jcb1352 

(SCOPUS Q4)

3. Nguyen Thi Phuong Linh, Nguyen Thi Thanh Tu, Nguyen Thao Van, Nguyen Bang Nhi (2022). Participation of Vietnam in the global garment and textile value chain. The 1st International Student Research Conference on Economics and Business (SR-ICYREB 2022). Da Nang, Vietnam.

4. Nguyen Thi Phuong Linh (2021). Impacts of the Covid-19 Pandemic on Global value chains and Implications for foreign direct investment in the World and Vietnam. The International Conference of Global FDI and Responses of FDI Enterprises in Vietnam in the new context. Hai Phong, Vietnam

5. Nguyen Thi Phuong Linh (2020). Global value chain in the context of Industry 4.0. The International Conference on International economic cooperation and Integration (CIECI 2020). Hanoi, Vietnam.

>> Xem Thông tin luận án tại đây.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN



Video
QC trái 1
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành