Tên đề tài luận án: Chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ HỒNG NGỌC 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/10/1992 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 3287/QĐ-ĐHKT ngày 07/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3910/QĐ-ĐHKT ngày 08/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo
7. Tên đề tài luận án: Chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam
8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế 9. Mã số: 9310106.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Việt Khôi
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam nhằm rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam, qua đó làm rõ các kết quả nghiên cứu đã đạt được và khoảng trống nghiên cứu; phương pháp kế thừa để hình thành cơ sở lý luận nghiên cứu chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, bao gồm các vấn đề lý thuyết và phương pháp phù hợp có liên quan; phương pháp nghiên cứu định tính để lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN, xác định thực trạng tham gia chuỗi giá trị du lịch của ngành du lịch Việt Nam, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của luận án: Về lý luận, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia thông qua việc đưa ra định nghĩa về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia, bước đầu thiết lập bản đồ chuỗi giá trị du lịch khu vực và làm rõ phương pháp xác định mức độ tham gia chuỗi giá trị du lịch khu vực của ngành du lịch quốc gia bằng các chỉ số đo lường. Về thực tiễn, Luận án đã phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2022 thông qua việc lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN và xác định sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong các thành phần của chuỗi giá trị du lịch ASEAN, qua đó chỉ ra một số vấn đề trong quá trình ngành du lịch Việt Nam tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN và rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam đặt trong bối cảnh và triển vọng, định hướng chiến lược, cơ hội và thách thức.
Kết luận: Luận án đã phân tích chuỗi giá trị du lịch ASEAN và sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam nhằm rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam như mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch khu vực và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, lập bản đồ và phân tích kinh tế chuỗi giá trị du lịch ASEAN, xác định thực trạng tham gia chuỗi giá trị du lịch ASEAN của ngành du lịch Việt Nam, qua đó rút ra một số hàm ý chính sách cho ngành du lịch Việt Nam.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Chuỗi giá trị khu vực, chuỗi giá trị du lịch và sự tham gia của ngành du lịch quốc gia, kết hợp cách tiếp cận chuỗi giá trị trong nghiên cứu hoạt động thương mại quốc tế trong lĩnh vực du lịch ở cấp độ khu vực để lý giải phù hợp hơn và dự báo hiệu quả hơn các động thái trong bối cảnh của các quốc gia và khu vực.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
1 | Lê Hồng Ngọc. (2020). Đánh giá lợi thế về tài nguyên du lịch của một số nước ASEAN và vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, 4(31), 12-18. |
2 | Le, H. N. (2020). International trade in travel of selected ASEAN nations from comparative advantage theory and value-added trade approach. The Next Generation Global Workshop: New risks and resilience in Asian societies and the world. https://doi.org/10.14989/pnggw_13_1 |
3 | Lê Hồng Ngọc. (2021). Sự tham gia của ngành du lịch Việt Nam trong ASEAN. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, 3(34), 48-54. |
4 | Lê Hồng Ngọc. (2021). Tiếp cận chuỗi giá trị du lịch tỉnh Bình Thuận: Tiếp cận từ phân tích chi tiêu của du khách. Tạp chí Khoa học xã hội Miền Trung, 6(74), 16-26. |
5 | Le, H. N. (2021). Vietnam’s trade in services from a competitive theory approach. Proceedings of the international conference for young researchers in economics and business (Vol. 3, pp. 181-194). Labour Publishing House. |
6 | Le, H. N. (2021). Vietnam’s value transition in services production and trade during 2011 - 2020 from global value chains perspective. Future-oriented transformation of bioeconomics and value chains (pp. 34-59). Labour Publishing House. |
7 | Lê Hồng Ngọc. (2022). Tiếp cận chuỗi giá trị du lịch Việt Nam từ phân tích chi tiêu của du khách. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, 2(37), 21-29. |
8 | Lê Hồng Ngọc. (2022). Du lịch Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, 4(39), 70-79. |
9 | Le, H. N. (2022). ASEAN’s trade in travel - Approached from comparative advantage theory and policy implication. Commerce and distribution (pp. 76-91). Hanoi Publishing House. |
10 | Le, H. N. (2022). Tourism-related trade agreements within ASEAN Free Trade Area and implications for Vietnam. International economic integration: A journey to the new-generation FTAs (pp. 533-554). Vietnam National University Press. |
11 | Le, H. N. (2022). Tourism policy responses to COVID-19 pandemic of ASEAN member nations and implications for Vietnam. COVID-19, digital transformation and tourism resilience (pp. 102-117). Hue University Publishing House. |
>> Xem Thông tin luận án tại đây.