Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên trong và ngoài trường, cuốn sách Giáo trình Thanh toán Quốc tế của PGS.TS. Hà Văn Hội đã được tái bản có sửa chữa và bổ sung với mục đích cập nhật thêm những thay đổi trong thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế, phục vụ cho việc học tập của sinh viên các ngành kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán...
Tác giả: PGS.TS. Hà Văn Hội
Loại bìa: Bìa mềm
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 480
Giá bìa: 199.000
Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
ISBN: 978-604-324-925-5
Kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế toàn cầu, các quan hệ kinh tế của Việt Nam với bên ngoài ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, các biểu hiện cụ thể của các quan hệ kinh tế đối ngoại như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, ngày càng được chú trọng phát triển. Để thực hiện được các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đó, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh thanh toán... đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính của Việt Nam với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, thanh toán quốc tế ngày càng trở thành một hoạt động quan trọng và được quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, Thanh toán quốc tế là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân của các ngành kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán… của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.
Giáo trình được kết cấu thành 8 chương. Mỗi chương mở đầu bằng việc khái quát các khái niệm, đặc điểm, nội dung của các vấn đề, đồng thời kết thúc với điểm nhấn là mục tóm tắt, các thuật ngữ chính, câu hỏi ôn tập và bài tập, tạo điều kiện cho người học theo dõi một cách hệ thống. Nội dung chính của các chương như sau:
Chương 1 trình bày các vấn đề như khái niệm và những đặc trưng cơ bản của thanh toán quốc tế, cơ sở hình thành các hoạt động thanh toán quốc tế, vai trò của thanh toán quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế.
Chương 2 trình bày cách thức thành lập và quy trình lưu thông các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, séc, thẻ thanh toán quốc tế.
Chương 3 trình bày các phương thức thanh toán ghi sổ, phương thức chuyển tiền.
Chương 4 trình bày nội dung của phương thức nhờ thu, gồm các vấn đề chính như: khái niệm, bản chất, cơ sở pháp lý, quy trình thực hiện, các hình thức nhờ thu, ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu và những lưu ý áp dụng phương thức nhờ thu trong thực tiễn.
Chương 5 trình bày về phương thức tín dụng chứng từ gồm các nội dung như khái niệm, quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, các loại thư tín dụng thương mại, ưu điểm và rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ.
Chương 6 trình bày hai vấn đề chính: bảo lãnh thanh toán và tín dụng dự phòng
Chương 7 trình bày phương thức nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng
Chương 8 trình bày nội dung và cách thức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, trong đó nhấn mạnh đến hai hình thức của bao thanh toán là bao thanh toán tương đối và bao thanh toán tuyệt đối.
______________
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
| PGS.TS. Hà Văn Hội hiện là Trưởng Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường ĐHKT – ĐHQGHN. Ông là tác giả của nhiều giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, chương sách cũng như các công bố trong nước và quốc tế về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, logistics và chuỗi giá trị toàn cầu… Ngoài hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, ông còn tham gia tư vấn cho một số doanh nghiệp tại Việt Nam về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng… Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu chính của ông gồm: Thanh toán quốc tế, kinh doanh quốc tế, thương mại và dịch vụ quốc tế. |
Chi tiết về sách vui lòng liên hệ:
Phòng Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84-24) 37547506 703 (Ms. Ngọc Anh)
Email: phongtcxb@vnu.edu.vn
Website: http://ueb.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/UEBresearch