Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập kinh tế chính trị Mác - Lê nin, Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức biên soạn cuốn Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin dành cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
Với cách trình bày đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hệ thống và hiện đại, Giáo trình dành cho bậc đào tạo đại học, góp phần lôi cuốn, tạo ra sự say mê học tập của sinh viên đối với môn học, đồng thời nâng cao khả năng nhận thức, năng lực tư duy và hiệu quả trong hoạt động thực tiễn của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tác giả: Phạm Văn Dũng, Trần Đức Hiệp
Loại bìa: Bìa mềm
Khổ sách: 16 x 24cm
Số trang: 358
Giá bìa: 128.000
Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
ISBN: 978-604-336-853-6
Học thuyết kinh tế của Karl Marx, Friedrich Engels, V.I. Lênin là học thuyết khoa học rất đồ sộ nên việc nghiên cứu, vận dụng phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Trước đây, học thuyết này được khai thác chủ yếu để phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, học thuyết Mác - Lênin cần được khai thác, vận dụng vào công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đây chính là cách tiếp cân học thuyết Mác - Lênin của giáo trình này.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng dân tộc và đang lãnh đạo nhân dân ta xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Do đó, các nội dung được trình bày trong Giáo trình không thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt khác, Giáo bám sát thực tiễn của đất nước và thế giới hiện nay, góp phần giải đáp những vấn đề cấp thiết do thực tiễn đặt ra. Đồng thời, các vấn đề lý luận và thực tiễn được trình bày trong Giáo trình hướng tới góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Giáo trình được kết cấu thành 7 chương. Mỗi chương mở đầu bằng việc khái quát các khái niệm, đặc điểm, nội dung, bản chất của các vấn đề, đồng thời kết thúc với điểm nhấn là các hộp nội dung minh họa, tóm tắt cuối chương, câu hỏi ôn tập và thảo luận, câu hỏi nghiên cứu. Nội dung chính của các chương như sau:
Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
Chương 6: Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Chương 7: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
TÁC GIẢ CHỦ BIÊN: Phạm Văn Dũng, Trần Đức Hiệp THAM GIA BIÊN SOẠN: Nguyễn Thùy Anh, Nguyễn Đức Bảo, Trần Phương Chi, Vũ Duy, Lê Thị Hồng Điệp, Phạm Thị Hồng Điệp, Hoàng Triều Hoa, Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thị Lan Hương, Hoàng Thị Hương, Nguyễn Thị Hương Lan, Phạm Nhật Linh, Phạm Thị Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Tô Thế Nguyên, Hoàng Ngọc Quang, Phạm Ngọc Hương Quỳnh |
___________
LIÊN HỆ:
Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84-24)37547506 101 (Ms. Vân Anh)
Website: http://vnu.ueb.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/UEBresearch