Cuốn sách là tài liệu tham khảo thiết thực cho học phần “Quản lý an ninh kinh tế”, thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các học phần có liên quan trong chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế của trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Bạch Đằng, Phạm Thị Hồng Điệp, Nguyễn Trúc Lê (đồng chủ biên)
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Khổ sách: 16x24cm
Bìa sách: Bìa mềm
Thời gian xuất bản: Năm 2018
Số trang: 200 trang
Nội dung sách:
An ninh kinh tế là một bộ phận cấu thành của an ninh quốc gia, bên cạnh các yếu tố an ninh chính trị, quân sự… Kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, dưới tác động của toàn cầu hoá và cách mạng khoa học công nghệ, an ninh kinh tế trở thành trọng tâm trong chiến lược an ninh quốc gia của nhiều nước trên thế giới.
An ninh kinh tế quốc gia có nội dung rất rộng, thể hiện trên nhiều khía cạnh và có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, an ninh đối với từng ngành kinh tế cụ thể (an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh tài chính…). Cuốn sách tập trung phân tích về an ninh kinh tế quốc gia dưới góc độ kinh tế chính trị, làm nổi bật vai trò của nhà nước đối với đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia. Nhà nước được xem xét với tư cách là chủ thể thực hiện các biện pháp để đảm bảo an ninh kinh tế cho đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Đồng thời, xu hướng vận động và những ràng buộc có tính quy luật của các yếu tố, các nội dung đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập cũng được làm sáng tỏ.
Với 4 chương, 16 mục, cuốn chuyên khảo đã hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý thuyết về đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập; khảo cứu kinh nghiệm của một số quốc gia khu vực châu Á về đảm bảo an ninh kinh tế, phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia của Việt Nam - tập trung vào giai đoạn từ 2007 đến 2015, là giai đoạn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sôi động. Trên cơ sở đó, một số quan điểm và giải pháp đã được đề xuất nhằm đảm bảo an ninh kinh tế Việt Nam trong tiến trình tiếp tục hội nhập kinh tế thế giới ở các giai đoạn tiếp theo.
Mục lục:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo an ninh kinh tế trong bối cảnh hội nhập
Chương 3: Đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập giai đoạn 2007-2015
Chương 4: Quan điểm và giải pháp đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đến năm 2025
Sách có tại:
Phòng Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
P. 703, nhà E4, số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: (84-24)37547506 máy lẻ 703 (Ms. Ngọc Anh)
Website: http://ueb.vnu.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/UEBresearch