Trang tin tức sự kiện

Phiên hỗ trợ kỹ thuật về hệ thống giám sát chương trình đào tạo

Dự án PHER (tên đầy đủ là Partnership for Higher Education Reform), dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ theo hình thức hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại và giao cho Đại học Indiana, Hoa Kỳ làm đơn vị thực hiện. 



Dự án là sáng kiến kéo dài 5 năm từ 2022 đến 2026 nhằm nâng cao năng lực để 3 cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Việt Nam (là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Đà Nẵng) phát triển bền vững và tự chủ hơn trong các lĩnh vực quản trị, đào tạo, nghiên cứu và kết nối với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. 

Nằm trong chuỗi các sự kiện do PHER tổ chức thực hiện trong năm 2024, ngày 28/3/2024, tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra buổi Tọa đàm “Phiên hỗ trợ kỹ thuật về hệ thống giám sát chương trình đào tạo” với sự có mặt của gần 100 chuyên gia, cán bộ, giảng viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục và đảm bảo chất lượng trong toàn ĐHQGHN.

Tham dự sự kiện có: Tiến sĩ Richard Hopper - Giám đốc Ban Quản lý Dự án PHER; Giáo sư Victor Borden - Cố vấn cấp cao về học thuật, thuộc Trường Đại học Indiana (Hoa Kỳ); PGS.TS. Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; ThS. Đào Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Giáo dục - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; cùng toàn thể các Thầy Cô là lãnh đạo và giảng viên của các Khoa/Viện của Trường Đại học Kinh tế cùng tham dự.

Tọa đàm còn có sự tham gia của các Thầy Cô là lãnh đạo các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội như: Trường Đại học Tự nhiên; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Trường Đại học Công nghệ; Trường Đại học Giáo dục và Trường Đại học Luật.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS. Nghiêm Xuân Huy đánh giá cao vai trò của PHER đối với Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và của các trường đại học thành viên nói riêng. Dự án đã giúp cho các đơn vị đào tạo tiệm cận với giáo dục quốc tế, hỗ trợ cho người học đạt được những kết quả tốt và và đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội.

PGS.TS. Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo Chất lượng - ĐHQGHN

Tiến sĩ Richard Hopper nhận định, giám sát chương trình đào tạo là hoạt động quan trọng của mỗi đơn vị đào tạo, giám sát là hoạt động thường xuyên, định kỳ thu thập dữ liệu từ phía người học và các đối tượng có liên quan nhằm đạt được mục tiêu cũng như các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Tiến sĩ Richard Hopper - Giám đốc Ban Quản lý Dự án PHER

Trao đổi về các nội dung chính của 05 phiên phiên hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: 

Thời gian

Nội dung

Người điều hành

8h45-9h15

Phiên 1: Giới thiệu chung Giáo sư Victor Borden

9h15-10h00

Thảo luận:

  1. Câu hỏi dành cho thảo luận
  1. Các trường đại học thành viên có lợi thế gì trong việc triển khai Hệ thống giám sát chương trình đào tạo (HTGSCTĐT) do PHER hỗ trợ?
  2. Trở ngại lớn nhất trong việc tiến hành và xây dựng/phát triển HTGSCTĐT là gì?
  3. Làm thế nào để hoạt động này được tích hợp một cách hiệu quả vào các quy trình hiện tại?
  1. Thảo luận - Hỏi đáp

- Giáo sư Victor Borden 

- Tiến sĩ Richard Hopper

 - Tiến sĩ Trần Quốc Long, Viện trưởng Viện Trí tuệ Nhân tạo; Trường Đại học Công nghệ;

- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trường khoa Kế toán - Kiểm toàn, Trường Đại học Kinh tế.

10h15-10h45

Phiên 2: Bài trình bày của các trường thành viên tham gia thí điểm

- Tiến sĩ Trần Quốc Long, 

- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy 

13h30-14h30

Phiên 3a: Thư viện minh chứng - tập trung vào các biểu mẫu nhất quán

  • Tổng quan về tiêu chí cho 1 biểu mẫu hiệu quả
  • Trao đổi - Xem xét ba ví dụ biểu mẫu từ các trường đại học trên thế giới
  • Thảo luận - Tiêu chuẩn cho các biểu mẫu nhất quán, chất lượng cao

Giáo sư Victor Borden 

14h30-15h15

Phiên 3b: Báo cáo giám sát chương trình đào tạo hàng năm (Annual Academic Monitoring Report) – tập trung vào việc tạo/sử dụng mẫu tự đánh giá

  • Tổng quan về tiêu chí đánh giá hiệu quả
  • Trao đổi - Xem xét mẫu tự đánh giá từ các trường đại học trên thế giới
  • Thảo luận - Tiêu chuẩn cho biểu mẫu tự đánh giá/đánh giá có tính hữu ích và khả dụng cao

Giáo sư Victor Borden 

15h30-16h15

Phiên 3c: Đo lường hiệu quả chương trình đào tạo

  • Lựa chọn cách thức đo lường hiệu quả/chất lượng - nghiên cứu tài liệu được cung cấp (sẽ giới thiệu một danh sách gồm nhiều chỉ số KPI của chương trình đào tạo)
  • Trao đổi - lựa chọn các thước đo hiệu quả (lựa chọn nhóm gồm chỉ số/thước đo và giải thích lý do lựa chọn các chỉ số này)
  • Tóm tắt hoạt động: Các chỉ số KPIs thiết yếu của chương trình đào tạo
  • Tạo một “data mart” từ các nguồn dữ liệu hiện có (ví dụ: HEMIS)

Giáo sư Victor Borden 

16h15-16h30

Thảo luận cuối cùng và kết thúcDự án PHER
Giáo sư Victor Borden - Cố vấn cấp cao về học thuật, thuộc Trường Đại học Indiana (Hoa Kỳ)

Tại buổi tọa đàm, Giáo sư Victor Borden cho rằng, giám sát là một quá trình liên tục, giám sát đòi hỏi việc thu thập dữ liệu tại nhiều giai đoạn kể cả dữ liệu từ khi bắt đầu chương trình đào tạo, kết quả của hoạt động giám sát giúp Nhà trường đưa ra quyết định hoạt động nào cần phải điều chỉnh để đạt được những mục tiêu mà chương trình đào tạo mong muốn.

Tọa đàm dành nhiều thời gian cho các thành viên tham dự trao đổi thảo luận một số nội dung còn vướng mắc trong trong quá trình triển khai thực hiện và đã được các chuyên gia đưa ra một số giải pháp gợi ý ngay tại phiên trao đổi.

Các thành viên tham dự trao đổi thảo luận

Đặc biệt Tọa đàm có hai bài tham luận đến từ hai trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội là Trường Đại học Kinh tế và Trường Đại học Công nghệ, đây là hai đơn vị được PHER chọn làm đơn vị thí điểm thực hiện dự án. Cả hai bài tham luận đều tập trung vào hệ thống đào tạo của Nhà trường, cách thức kiểm tra đánh giá, giám sát người học và những kết quả thu được cũng như đưa ra những ví dụ minh chứng cụ thể về bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Tiến sĩ Trần Quốc Long - Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN

Phiên hỗ trợ kỹ thuật nhằm cung cấp những thực hành tốt về phát triển hệ thống giám sát chương trình đào tạo cho các trường đại học thành viên của Đại học quốc gia Hà Nội để các đơn vị đối chiếu và tìm cách cải thiện hệ thống của mình. Các phiên làm việc được thực hiện dưới hình thức tương tác như phiên thảo luận, thảo luận nhóm, thăm dò ý kiến. 

Bên cạnh đó, Phiên hỗ trợ kỹ thuật giúp các Thầy Cô tham dự có cái nhìn đúng hơn về hệ thống giám sát chương trình đào tạo, sử dụng các công cụ giám sát hiệu quả, cách thu thập dữ liệu minh chứng có liên quan cũng như các tiêu chí lựa chọn để đưa vào giám sát…

Kết thúc phiên hỗ trợ kỹ thuật, toàn thể các thành viên tham dự đã chụp hình lưu niệm. Buổi tọa đàm không chỉ đem lại lợi ích cho các đơn vị trực tiếp hưởng thụ dự án mà còn là diễn đàn để các cá nhân, đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN cùng có giải pháp mới trong lĩnh vực quản trị, đào tạo, nghiên cứu… trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam./.

Các thành viên tham dự Phiên hỗ trợ kỹ thuật của Dự án PHER

Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành