Trang tin tức sự kiện

Phiên hỗ trợ kỹ thuật tính thống nhất trong xây dựng và điều chỉnh CTĐT theo chuẩn kiểm định ACBSP, kinh nghiệm và bài học từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tiếp tục chuỗi các sự kiện do PHER tổ chức thực hiện trong năm 2024, ngày 13 và 14/8/2024, tại Trường Đại học Kinh tế đã diễn ra buổi Tọa đàm “Tính thống nhất trong xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định ACBSP” và “Kiểm định chương trình kinh tế và kinh doanh - Kinh nghiệm và bài học từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. Các chuyên gia của Tọa đàm là những “key-person” những con người “thực chiến” đã trực tiếp tham gia kiểm định thành công các CTĐT của đơn vị mình theo chuẩn ACBSP.



Tham sự Tọa đàm có đại diện Dự án PHER, khách mời là các chuyên gia đến từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: TS. Vũ Văn Ngọc - Viện trưởng, TS. Phạm Đan Khánh - Phó Viện trưởng, Viện Đào tạo tiên tiến chất lượng cao và POHE, TS. Đàm Sơn Toại - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục.

Các Chuyên gia đến từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Về phía Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán, Tổ trưởng Tổ triển khai ACBSP của trường; ThS. Đào Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm ĐBCLGD; cùng toàn thể các Thầy Cô lãnh đạo các Khoa/Viện, đại diện các Nhóm viết báo cáo Tự đánh giá của các Khoa/Viện có CTĐT kiểm định theo chuẩn ACBSP.

TS. Vũ Văn Ngọc đã có bài chia sẻ về tính thống nhất trong xây dựng và điều CTĐT tạo theo chuẩn kiểm định ACBSP (Accreditation Council for Business Schools and Programs), các bước cần được thực hiện bao gồm:

  1. Tìm hiểu yêu cầu của ACBSP: Đầu tiên, cần tìm hiểu các yêu cầu cụ thể mà ACBSP đặt ra cho CTĐT. Các tiêu chí này bao gồm nội dung chương trình, cấu trúc chương trình, tiêu chuẩn chất lượng, chuẩn đầu ra của chương trình và các yêu cầu khác.
  2. Phân tích và điều chỉnh chương trình đào tạo hiện tại: Đánh giá, nhận diện CTĐT hiện tại Nhà trường để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như các nội dung cần được cải thiện hoặc điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của ACBSP.
  3. Thiết kế và điều chỉnh nội dung chương trình: Dựa trên yêu cầu của ACBSP, điều chỉnh nội dung CTĐT để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chí được đề ra.
  4. Chuẩn bị tài liệu và báo cáo: Chuẩn bị tất cả tài liệu cần thiết và báo cáo liên quan đến quá trình điều chỉnh CTĐT theo chuẩn kiểm định ACBSP.
  5. Thực hiện thử nghiệm và đánh giá: Thực hiện thử nghiệm CTĐT đã điều chỉnh và đánh giá hiệu quả của chúng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chí của ACBSP.
  6. Nộp hồ sơ xin kiểm định: Sau khi hoàn tất quá trình điều chỉnh chương trình, chuẩn bị và nộp hồ sơ xin kiểm định ACBSP.
  7. Hợp tác và tuân thủ các yêu cầu của ACBSP: Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan kiểm định và tuân thủ các yêu cầu của ACBSP để đảm bảo rằng CTĐT được thẩm định và chứng nhận theo chuẩn ACBSP.

Để đạt được tính thống nhất trong quá trình này, quan trọng là duy trì sự liên tục trong việc đánh giá, điều chỉnh và cải thiện CTĐT theo phản hồi từ ACBSP và các bên liên quan khác. Sự cam kết và sự chuyên nghiệp trong mọi bước là chìa khóa để thành công trong việc thống nhất CTĐT theo chuẩn kiểm định ACBSP. 

Đối với bộ công cụ kiểm định theo chuẩn ACBSP, việc thiết kế, xây dựng cũng như điều chỉnh CTĐT chủ yếu tập trung vào Tiêu chuẩn 6, trên cơ sở các yêu cầu của các tiêu chí, các chuyên gia đã hỗ trợ các thầy cô làm rõ các nội hàm của từng mốc chuẩn, những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và cách thức xử lý với các vấn đề đó.

Ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những đơn vị kiểm định thành công nhiều CTĐT theo chuẩn ACBSP nhất, do đó Tọa đàm là cơ hội quý báu để các Thầy Cô của Trường Đại học Kinh tế được trao đổi tất cả những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoàn thiện báo cáo, có sự chuẩn bị tốt trong quá trình thực hiện việc kiểm định và đánh giá theo bộ tiêu chuẩn này.

Bên cạnh đó, TS. Đàm Sơn Toại giới thiệu về 10 tổ chức kiểm định quốc tế đã được Bộ GD&ĐT công nhận tại Việt Nam gồm: ACBSP, FIBAA, QAA, AUN_QA, ABET, ACQUIN, THE – ICE, HCÉRES, AQAS, ASIIN để Trường có thể lựa chọn các tổ chức phù hợp kiểm định cho 02 CTĐT ngành Kinh tế và Kinh tế phát triển của trường. TS. Đàm Sơn Toại còn chia sẻ thêm các kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống Đảm bảo chất lượng bên trong (IQA), trong đó nhấn mạnh các yếu tố cấu thành IQA gồm:

Tiếp đó, TS. Phạm Đan Khánh đã giới thiệu bức tranh tổng thể về quá trình kiểm định chất lượng các CTĐT theo chuẩn ACBSP của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, qua chia sẻ của TS. Khánh các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế cũng rà soát lại các bước thực hiện trong quá trình viết báo cáo đồng thời có sự chuẩn bị tốt để triển khai kế hoạch đánh giá ngoài trong thời gian tới.

Các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế tham dự Tọa đàm

Trao đổi tại sự kiện, TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy cho rằng, buổi hỗ trợ này thực sự hữu ích và mang lại giá trị to lớn với các Thầy Cô của Trường Đại học Kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn các Khoa/Viện đang thực hiện điều chỉnh CTĐT, hoàn thiện báo cáo Self-Study trước khi gửi Tổ chức kiểm định. Tọa đàm một lần nữa giúp các Khoa/Viện rà soát lại toàn bộ báo cáo cũng như các hồ sơ minh chứng có liên quan, hoàn thiện kế hoạch tự đánh giá và có sự chuẩn bị tốt nhất cho đợt kiểm định các CTĐT của Trường theo chuẩn ACBSP.

Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm:


TTĐBCLGD

Tag:


Các tin khác
<1234>
Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành