Nằm trong khuôn khổ “Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER)” (Partnership for Higher Education Reform) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, từ tháng 08 đến tháng 10/2024, TS. Lê Hồng Thái – Phó Chủ nhiệm bộ môn Tài chính công – Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tham gia các hoạt động trao đổi khoa học và hợp tác nghiên cứu quốc tế theo chương trình Visiting Scholar Programtại Trường O’Neill School of Public and Environmental Affairs - Đại học Indiana, Hoa Kỳ. Chuyến đi không chỉ mở ra cơ hội phát triển chuyên môn, mà còn góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa hai trường đại học.
Nằm trong khuôn khổ “Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (PHER)” (Partnership for Higher Education Reform) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, từ tháng 08 đến tháng 10/2024, TS. Lê Hồng Thái – Phó Chủ nhiệm bộ môn Tài chính công – Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tham gia các hoạt động trao đổi khoa học và hợp tác nghiên cứu quốc tế theo chương trình Visiting Scholar Programtại Trường O’Neill School of Public and Environmental Affairs - Đại học Indiana, Hoa Kỳ. Chuyến đi không chỉ mở ra cơ hội phát triển chuyên môn, mà còn góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa hai trường đại học.
Trong ba tháng tại Trường O’Neill School of Public and Environmental Affairs, TS. Lê Hồng Thái, với hướng nghiên cứu về kinh tế vĩ mô và tài chính công, đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự kiện địa chính trị, thị trường năng lượng và lạm phát kỳ vọng. Nghiên cứu của Thầy tập trung cụ thể vào giai đoạn từ tháng 2 năm 1992 đến tháng 12 năm 2023 tại Hoa Kỳ, và đi sâu tìm hiểu mối quan hệ thay đổi theo thời gian giữa các rủi ro địa chính trị và các cú sốc năng lượng, đồng thời xem xét các kênh truyền dẫn mà các yếu tố này tác động đến kỳ vọng lạm phát. Từ đó, nghiên cứu đánh giá ý nghĩa của những phát hiện này đối với chính sách tiền tệ và các bên tham gia vào thị trường tài chính nói chung.
Trong chương trình VSP, TS. Lê Hồng Thái tham dự và trình bày tại Hội thảo Quốc tế 2024 Global Forum for Financial Consumers (GFFC) với chủ đề “Financial Inclusion and Financial Protection in a Changing Environment” tại Trường Đại học Cornell (Hoa Kỳ). Tại hội thảo, TS. Lê Hồng Thái chia sẻ nghiên cứu với chủ đề “The Impact of National Risk Aversion on Public Pension Contributions and Benefits: Insights from OECD countries”. Bài chia sẻ nhấn mạnh đến ảnh hưởng của mức độ “ngại rủi ro” đến sự bền vững của quỹ hưu trí công tại các quốc gia OECD. và các điều khoản vay ngân hàng mà công ty được hưởng. Hội thảo được tổ chức thường niên bởi Học viện Quốc tế về người tiêu dùng tài chính (IAFICO), là một diễn đàn quan trọng để các nhà nghiên cứu và chuyên gia tài chính từ khắp nơi trên thế giới chia sẻ kiến thức và bàn luận về các vấn đề nổi bật trong lĩnh vực tài chính cá nhân và bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Hoạt động này không chỉ góp phần thúc đẩy hiểu biết trong lĩnh vực tài chính cá nhân mà còn tạo ra những kết nối và cơ hội hợp tác giữa các bên, từ học thuật đến thực tiễn.
Tại Đại học Indiana, TS. Lê Hồng Thái đã tham gia thỉnh giảng các lớp học tiên tiến trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, trong đó có thể kể đến: (i) Big Data in Economics: Cập nhật các phương pháp sử dụng dữ liệu lớn để phân tích kinh tế và dự báo xu hướng, (ii) Cryptoassets: Khám phá sâu về tài sản số và vai trò của chúng trong hệ thống tài chính toàn cầu, và (iii) Development Economics: Hiểu rõ hơn về các vấn đề phát triển kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá. Những trải nghiệm này mang lại kiến thức thực tiễn và ý tưởng mới, giúp TS. Lê Hồng Thái nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở các hoạt động học thuật, TS. Lê Hồng Thái còn tích cực tham gia các buổi giao lưu và ngoại khóa nhằm kết nối với các học giả quốc tế cũng như các học giả Việt Nam khác đang trao đổi khoa học tại ĐH Indiana. Những hoạt động như tham quan khuôn viên trường, tham gia sự kiện văn hóa, tham quan các Trường kinh tế và kinh doanh hàng đầu nước Mỹ và gặp gỡ các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia khác đã giúp tăng cường hiểu biết về văn hóa và mở rộng mạng lưới hợp tác khoa học.
Hoạt động trao đổi giảng dạy và nghiên cứu cho giảng viên tại các trường đại học uy tín trên thế giới được Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN chú trọng thúc đẩy, bởi đây không chỉ là cơ hội để mỗi giảng viên trau dồi, phát huy năng lực chuyên môn mà còn là bước đệm, là cầu nối để tạo dựng mối quan hệ lâu dài trong kết nối, hợp tác giữa UEB với các đối tác này.
UEB đang trở thành điểm đến tin cậy, hiệu quả của nhiều giảng viên, nhà khoa học quốc tế tới giảng dạy, hợp tác nghiên cứu; đưa thương hiệu Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN gần hơn với cộng đồng học thuật và đào tạo quốc tế, khẳng định vị thế vững chắc ở các vị trí xếp hạng trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, khoa học quản lý của các bảng xếp hạng đại học uy tín thế giới.