Trang tin tức sự kiện

Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật nửa đầu tháng 7/2022)

Trong nửa đầu tháng 7 năm 2022, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:



1. Ngày 06/7/2022, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm - Hình thức kỷ luật đảng viên chạy chức, chạy quyền

a) Hiệu lực thi hành:  Quy định 69-QĐ/TW có hiệu lực từ ngày 06/7/2022.

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, hình thức kỷ luật đảng viên chạy chức, chạy quyền được quy định như sau:

(1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách, đơn cử như:

- Tiếp cận, thiết lập quan hệ, tặng quà người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan để được ưu ái, ủng hộ nhằm mục đích có được vị trí công tác, chức vụ, quyền hạn.

- Đặt điều kiện gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình.

- Trì hoãn, không thực hiện hoặc chọn thời điểm có lợi với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ;…

(2) Trường hợp đã kỷ luật theo khoản (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ), đơn cử:

- Không chỉ đạo xem xét, xử lý kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội về hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ hoặc bao che, tiếp tay cho hành vi tiêu cực này.

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để thao túng, bao che hành vi tiêu cực trong đánh giá cán bộ, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, bầu cử;…

(3) Kỷ luật bằng hình thức khai trừ trong trong trường hợp vi phạm tại khoản (1), (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đưa, nhận hối lộ để được bổ nhiệm, bố trí nhiều cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Quy định 69-QĐ/TW ban hành ngày 06/7/2022, thay thế Quy định 07-QĐi/TW ngày 28/8/2018 và Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017.

2. Ngày 03/7/2022, Thủ tướng có Quyết định 791/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương (NSTW) cho ngân sách địa phương (NSĐP) thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 - 100% kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ từ ngân sách trung ương.

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định 791/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 03/7/2022.

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương 100% kinh phí NSNN thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022.

Trường hợp kinh phí NSNN thực hiện chính sách vượt quá số nhu cầu kinh phí mà từng địa phương đã rà soát, báo cáo Bộ LĐ-TB&XH:

Địa phương phải sử dụng NSĐP và các nguồn lực hợp pháp theo quy định để chi trả cho người lao động theo đối tượng và mức hỗ trợ quy định tại Quyết định 08/2022/QĐ-TTg .

Trường hợp cân đối ngân sách địa phương khó khăn không đủ nguồn lực để thực hiện, địa phương báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Ngày 06/07/2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT, hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

a) Hiệu lực thi hành: Văn bản hợp nhất Nghị định số 05/VBHN-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 10/3/2021 thay thế Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục  .

b) Nội dung cơ bản:

Các hình thức phạt bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, bên cạnh đó sẽ có thêm các hình phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục suất; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Mức tiền phạt tối đa đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau: 

1. Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật. 

2. Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học. 

3. Buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học. 

4. Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh. …

Nghị định quy định mức xử phạt với các hành vi cụ thể:

  • Vi phạm quy định về Thành lập, cho phép thành lập; sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục hoặc tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục; chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục.
  • Vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh
  • Vi phạm quy định về nội dung chương trình, đào tạo liên thông, liên kết
  • Vi phạm quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
  • Vi phạm quy định về tư vấn du học; hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
  • Vi phạm quy định về quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ
  • Vi phạm quy định đối với nhà giáo và người học
  • Vi phạm quy định về cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và các điều kiện đảm bảo chất lượng

4. Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 2741/BGDĐT-KHTC ngày 29/6/2022 hướng dẫn thanh toán học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

a) Hiệu lực thi hành: Công văn 2741/BGDĐT-KHTC có hiệu lực từ ngày 29/6/2022.

b) Nội dung cơ bản:

Trong đó, quy định các thông tin tối thiểu phải có trên mẫu thanh toán học phí theo phương thức không dùng tiền mặt bao gồm:

- Họ và tên người trả tiền;

- Họ và tên người thụ hưởng;

- Lý do thanh toán;

- Mã/số hóa đơn thanh toán.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ khác trong việc triển khai thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt như sau:

Phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán và các đơn vị liên quan trang bị sẵn sàng phương tiện phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tích hợp sẵn sàng module thanh toán trong phần mềm quản lý trường học, cơ sở giáo dục;

Bố trí đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh, học sinh, sinh viên và các đối tác liên quan thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán học phí và các dịch vụ giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho người học và gia đình người học;

Tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng số lượng và giá trị thanh toán của cơ sở giáo dục và đào tạo.

5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Công văn 4359/TLĐ-QHLĐ năm 2022 ngày 16/6/2022 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH155 về làm thêm giờ.

a) Hiệu lực thi hànhCông văn 4359/TLĐ-QHLĐ có hiệu lực từ ngày 29/6/2022.

b) Nội dung cơ bản:

Theo đó, để triển khai thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các cấp Công đoàn trực thuộc phối hợp với các cơ quan liên quan lưu ý một số nội dung sau:

- Các trường hợp NSDLĐ sử dụng NLĐ làm thêm tối đa 300 giờ/1 năm là các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 và Khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019;

- Tất cả các trường hợp được tổ chức tăng ca đến 300 giờ/năm đều được áp dụng mức tăng ca từ trên 40 giờ đến 60 giờ/tháng kể từ ngày 1/4/2022;

- Nếu tổ chức tăng ca từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm, doanh nghiệp phải thông báo với Sở LĐTB&XH địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ;

- Thời hạn áp dụng hạn mức tăng ca theo Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 là đến hết ngày 31/12/2022, trừ trường hợp được Quốc hội kéo dài thêm.


Phòng Thanh tra & Pháp chế - Đại học Kinh tế, ĐHQGHN



Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành