Trang tin tức sự kiện

Thông tin về tổ chức thi và tuyển sinh đại học chính qui của ĐHQGHN năm 2016

Năm 2016, ĐHQGHN tiếp tục áp dụng Đề án tuyển sinh đại học chính quy của ĐHQGHN đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt tại công văn số 1286/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19/3/2015 và có điều chỉnh một số nội dung trong đề án cho phù hợp. Công tác tổ chức thi và tuyển sinh ĐHCQ năm 2016 của ĐHQGHN cụ thể như sau:



I. Công tác tổ chức thi

1. Môn thi

a) Bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 195 phút. Thí sinh hoàn thành bài thi ĐGNL trong một ca thi của mỗi đợt thi. Kết quả bài thi ĐGNL có giá trị để đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL và đã được ĐHQGHN đồng ý để xét tuyển. Kết quả bài thi ĐGNL được bảo lưu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.

b) Bài thi ngoại ngữ là một trong các môn học tiếng Anh (D1), tiếng Nga (D2), tiếng Pháp (D3), tiếng Trung Quốc (D4), tiếng Đức (D5) và tiếng Nhật (D6) gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển vào trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) thuộc ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển.

2. Nội dung và hình thức thi    

a) Nội dung kiến thức của đề thi thuộc chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12.

b) Hình thức thi

Thí sinh thực hiện bài thi ĐGNL và bài thi ngoại ngữ trực tiếp trên máy tính.

3. Địa điểm thi

ĐHQGHN tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2016 tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng. 

4. Ngày thi, lịch thi 

Kỳ thi ĐGNL năm 2016 được tổ chức 2 đợt.

a) Đợt 1: Từ ngày 05/5/2016 đến ngày 08/5/2016 và

Từ ngày 13/5/2016 đến ngày 15/5/2016;

b) Đợt 2: Từ ngày 05/8/2016 đến ngày 15/8/2016.

5. Đăng ký dự thi

a) Đối tượng và điều kiện dự thi

- Người học hết chương trình THPT; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và có bằng tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT;

- Các đối tượng dự thi không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; ĐKDT và nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí ĐKDT theo quy định.

b) Đăng ký môn thi

- Thí sinh ĐKDT bài thi ĐGNL nếu có nguyện vọng ĐKXT vào các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN hoặc vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL để xét tuyển.

- Đối với thí sinh có nguyện vọng ĐKXT vào trường ĐHNN thuộc ĐHQGHN hoặc vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển, ngoài việc đăng ký thi bài thi ĐGNL, thí sinh phải đăng ký thi ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu đầu vào của từng ngành đào tạo.

c) Thời gian ĐKDT

- Đợt 1 từ 8h00 ngày 02/3/2016 đến 17h00 ngày 22/3/2016;

- Đợt 2 từ 8h00 ngày 15/6/2016 đến 17h00 ngày 25/6/2016.

Thí sinh ĐKDT theo thời gian quy định của mỗi đợt thi và được ĐKDT tất cả các đợt thi.

d) Hình thức ĐKDT

Thí sinh ĐKDT trực tuyến trên website của Trung tâm Khảo thí theo địa chỉ:  http://www.cet.vnu.edu.vn, mục “Đăng ký dự thi đánh giá năng lực”.

đ) Hồ sơ ĐKDT

Thí sinh hoàn thành đầy đủ, đúng các thông tin trong Phiếu ĐKDT được đăng tải trên website của Trung tâm Khảo thí theo địa chỉ: http://www.cet.vnu.edu.vn, mục “Đăng ký dự thi ĐGNL”.

e) Lệ phí thi

Lệ phí thi thực hiện theo công văn số 18844/BTC-HCSN ngày 18/12/2015 của Bộ Tài chính:

- Lệ phí thi ĐGNL: 200.000 đ /thí sinh/lượt thi;

- Lệ phí thi ngoại ngữ : 150.000 đ/thí sinh/lượt thi.

Thí sinh có thể nộp lệ phí thi theo hai cách:

- Nộp vào tài khoản của Trung tâm Khảo thí qua Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) theo mã ĐKDT.

- Nộp trực tiếp tại Trung tâm Khảo thí (tầng 3, nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội).

II. Công tác xét tuyển

Về cơ bản, phương án xét tuyển vào các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN vẫn giữ ổn định như năm 2015.

1. Đối tượng xét tuyển

Người học hết chương trình THPT và tốt nghiệp THPT trong năm ĐKDT; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và có bằng tốt nghiệp THPT; người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành chương trình giáo dục THPT không trong thời gian bị kỷ luật theo Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

2. Các hình thức xét tuyển

ĐHQGHN xét tuyển theo các hình thức: tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển.

- Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng các thí sinh đủ điều kiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

- Ưu tiên xét tuyển các thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Những thí sinh này phải tham gia dự thi ĐGNL và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.

 - Xét tuyển thẳng những thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên đã tốt nghiệp THPT và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN và thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT, tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.

- Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi ĐGNL, bài thi ngoại ngữ và kết quả đánh giá học lực thí sinh từ các nguồn tuyển khác cho một số ngành/chương trình đào tạo đặc thù.

3. Thời gian xét tuyển:  ĐHQGHN tổ chức xét tuyển 2 đợt.

- Đợt 1: Dự kiến vào cuối tháng 7/2016. Xét tuyển đối với các thí sinh dự thi ĐGNL và bài thi ngoại ngữ đối với Trường ĐH Ngoại Ngữ theo yêu cầu của đơn vị đào tạo và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.

- Đợt 2: Dự kiến vào cuối tháng 8/2016Xét tuyển bổ sung đối với các thí sinh dự thi ĐGNL và đánh giá ngoại ngữ. ĐHQGHN xem xét xét tuyển các thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia (nếu còn chỉ tiêuđạt ngưỡng đảm chất lượng bảo đầu vào do Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN quy định. ĐHQGHN có văn bảo báo cáo Bộ trước khi xét tuyển đợt 2 bằng các hình thức khác ngoài bài thi ĐGNL.

Bỏ nội dung điểm xét tuyển đợt sau cao hơn đợt trước.

4. Nguyện vọng đăng ký xét tuyển

Thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành học theo thứ tự ưu tiên (nguyện vọng 1, 2) của cùng một đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN. Số nguyện vọng cụ thể do hội đồng tuyển sinh (HĐTS) của các đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN quy định.

Thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trong thời gian quy định để đổi nguyện vọng trong cùng đơn vị đã nộp hoặc ĐKXT vào đơn vị đào tạo khác.

5. Hình thức đăng ký xét tuyển

Thí sinh có thể đăng ký trực tuyến qua cổng thông tin xét tuyển của ĐHQGHN hoặc gửi phiếu ĐKXT qua đường bưu điện.

Thí sinh làm thủ tục thay đổi nguyện vọng ĐKXT trực tiếp tại đơn vị đào tạo hoặc hủy ĐKXT trực tuyến (không thực hiện hủy ĐKXT qua đường bưu điện).

6. Yêu cầu về môn thi sử dụng trong xét tuyển

Thí sinh sử dụng kết quả các môn thi để xét tuyển vào các đơn vị thuộc ĐHQGHN như sau:

- Xét tuyển vào các chương trình đào tạo chuẩn của đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN (trừ Trường ĐHNN).

- Xét tuyển vào trường ĐHNN: Sử dụng kết quả thi ĐGNL và kết quả bài thi ngoại ngữ.

- Xét tuyển vào các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, chuẩn quốc tế của ĐHQGHN.

Xem bài gốc >>


Đại học Quốc gia Hà Nội

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành