Trang tin tức sự kiện

LÃNH ĐẠO KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN LÀM VIỆC VỚI HIỆP HỘI KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CÔNG CHỨNG ANH QUỐC (CIMA) VÀ VIỆN KẾ TOÁN CÔNG CHỨNG HOA KỲ (AICPA)

Ngày 31/3/2022, Chủ nhiệm Khoa Kế toán- Kiểm toán đã có buổi làm việc trực tuyến với Đại diện Hiệp Hội Kế toán Quản trị Công Chứng Anh quốc (CIMA) và Viện Kế toán Công chứng Hoa kỳ (AICPA) nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế giữa hai bên, tích hợp chương trình Lãnh đạo Tài chính (Finance Leadership Program (viết tắt là FLP) vào chương trình giảng dạy trong Trường đại học.


Buổi làm việc diễn ra sau khi nhóm sinh viên của Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội đã tham gia Thử thách Kinh doanh toàn cầu CIMA Global Business Challenge và đạt giải á quân cấp quốc gia vừa qua. Rất ấn tượng trước những thành tích của thầy và trò Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội đã đạt được, phía CIMA và AICPA đã chủ động hẹn gặp và có buổi làm việc với Khoa.

 

Buổi làm việc được thực hiện online trên nền tảng Zoom trong không khi vui vẻ, hợp tác hiệu quả 

Tham dự buổi làm việc, về phía Khoa Kế toán -Kiểm toán có TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy – Chủ nhiệm Khoa cùng Ths.Nguyễn Nam Trung, Giảng viên; Về phía Hiệp Hội Kế toán Quản trị Công Chứng Anh quốc (CIMA) và Viện Kế toán Công chứng Hoa kỳ (AICPA) có ông Rushdan Rozlan – Giám đốc Phát triển kinh doanh, thị trường Malaysia và ông Kaisen Thien - Điều phối viên Phát triển Kinh doanh, thị trường Malaysia và Việt Nam.

 

Ông Rushdan Rozlan – Giám đốc Phát triển kinh doanh, thị trường Malaysia cho biết, phía AICPA&CIMA đã xây dựng chương trình Lãnh đạo Tài chính FLP, một chương trình học tập tốc độ nhanh (fast track) trên nền tảng trực tuyến, cho phép người học có thể sở hữu chứng chỉ Kế toán quản trị công chứng toàn cầu (CGMA - Chartered Global Management Accountants) với thời gian rút ngắn rất nhiều so với các chương trình truyền thống khác từ CIMA và AICPA.

Về chương trình đào tạo Lãnh đạo Tài chính, ông Rushdan Rozlan cho biết, chương trình đào tạo cho phép rút ngắn thời gian hoàn thành mà vẫn đảm bảo chất lượng. Học viên có thể hoàn thành và sở hữu chứng chỉ CGMA trong vòng một đến hai năm. Trong khi đó, các kiến thức của sinh viên vẫn sẽ được bao phủ từ cấp hoạt động đến cấp chiến lược, tương tự như các chương trình học của CIMA hay AICPA.

Để hoàn thành chương trình này, sinh viên chỉ cần hoàn thành 3 bài thi case study ở 3 cấp độ hoạt động, quản trị và chiến lược. Đây là các bài thi được thiết kế dưới dạng bài tập tình huống giả lập các thực tế kinh doanh đang diễn ra trên thị trường, mang đến cho người học không chỉ những kiến thức kế toán – tài chính mà còn là những kinh nghiệm thực tiễn trong các tình huống kinh doanh cụ thể. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của chương trình FLP so với các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế khác và cũng là giá trị mang đến sự khác biệt mà FLP mang đến cho học viên, đặc biệt là các sinh viên đại học có thể sở hữu chứng chỉ CGMA ngay sau khi hoàn tất bậc học đại học.

Bên cạnh đó, với hệ thống học liệu mở, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sẵn có và các công cụ tương tác theo dõi tiến độ học tập, các học viên có thể chủ động trong quá trình học tập theo tốc độ học tập và mục tiêu học tập của mình. Với nội dung học tập phong phú, đa dạng theo chuẩn quốc tế, chương trình FLP có thể dễ dàng tích hợp vào các chương trình đào tạo kế toán – kiểm toán chất lượng cao theo chuẩn quốc tế như ở Khoa Kế toán – Kiểm toán.

Về phía khoa Kế toán-Kiểm toán, TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy cũng có đồng quan điểm về độ tương thích cao giữa chương trình đào tạo của Khoa và chương trình FLP và sẽ cùng CIMA và AICPA nghiên cứu và làm việc tiếp về khả năng tích hợp và kết hợp chương trình FLP với chương trình đào tạo của Khoa. Bên cạnh đó, việc thực hiện kết hợp là hoàn toàn khả thi khi Khoa có đội ngũ giảng viên được đào tạo ở nước ngoài, có chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như CIMA và CGMA và có bề dày kinh nghiệm giảng dạy các chương trình quốc tế.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy đánh giá đây là dịp tốt để Khoa Kế toán – Kiểm toán cũng như AICPA và CIMA mở ra thêm các cơ hội hợp tác như tọa đàm, hội nghị, hội thảo, giao lưu chia sẻ chuyên gia – diễn giả, các hoạt động nghiên cứu chung, v.v. Trong buổi làm việc này, TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy cũng tiến cử Ths. Nguyễn Nam Trung, Giảng viên khoa Kế toán-Kiểm toán sẽ là đại sứ CIMA (CIMA Embassador), giúp chia sẻ và kết nối trong các công việc chung giữa Khoa Kế toán – Kiểm toán và AICPA/CIMA.

Phát biểu kết luận cuối buổi làm việc, TS.Nguyễn Thị Hồng Thúy - Chủ nhiệm Khoa Kế toán – Kiểm toán mong muốn hai bên sẽ cùng hợp tác phát triển để đẩy nhanh các hoạt động hợp tác quốc tế, cụ thể trong đó có chương trình tích hợp FLP giúp các em có kiến thức thực tế cùng bằng cấp chuyên môn đồng thời khi tốt nghiệp, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Kết thúc buổi làm việc kết thúc, hai bên cam kết sẽ tiếp tục làm việc để khai mở thêm nhiều cơ hội hợp tác phát triển nữa.

 

 


Khoa KTKT

Tag:


Các tin khác
Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành