Trang tin tức sự kiện

Chính sách hướng nam mới của Đài Loan từ góc nhìn khu vực

Ngày 11/5/2018, PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, học giả của Taiwan Fellowship đã tham dự hội thảo “Chính sách Hướng Nam mới từ góc nhìn khu vực” tại Trường Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan.


Hội thảo nằm trong Chương trình “Nghiên cứu về Đài Loan” (Taiwan Fellowship 2018) do Bộ Ngoại giao Đài Loan phối hợp với Trường Đại học Chengchi tổ chức.

Tham dự hội thảo có nhiều nhà nghiên cứu từ các nước trên thế giới thuộc chương trình Taiwan Fellowship 2018 và các giáo sư kinh tế, chính trị của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Chengchi. Các báo cáo và tham luận tại Hội thảo cho thấy các khía cạnh về chính sách hướng Nam mới của Đài Loan là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau.

“Chính sách Hướng Nam” của Đài Loan được đưa ra từ thập kỷ 1990 với mục đích đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và hợp tác thương mại, đầu tư của Đài Loan với các nước Đông Nam Á. Làn sóng đầu tư của Đài Loan vào các nước Đông Nam Á bùng nổ trong thập kỷ 1990. Tuy nhiên, do những biến động thăng trầm về kinh tế thế giới và sự gia tăng thu hút vốn đầu tư từ Đài Loan của Trung Quốc Đại lục, từ năm 2010 trở đi chính sách này mất dần hiệu quả.

“Chính sách Hướng Nam Mới” được tổng thống đương nhiệm của Đài Loan nhấn mạnh trở lại ngay đầu nhiệm kỳ lãnh đạo của mình năm 2016 như một công cụ thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế Đài Loan, hướng tới “tăng cường sức sống và tính tự chủ của nền kinh tế Đài Loan, tăng cường liên kết khu vực và quốc tế, tích cực tham gia hợp tác kinh tế song phương, đa phương cũng như các vòng đàm phán thương mại tự do”.

“Chính sách Hướng Nam mới” nằm trong chiến lược kinh tế đối ngoại mới của Đài Loan, lấy con người làm trọng tâm, thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Đài Loan và các nước khu vực ASEAN, Nam Á trong các lĩnh vực như sản xuất, thương mại, đầu tư, phát triển giáo dục, văn hóa, du lịch… Hội thảo đã gợi mở nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về Đài Loan trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á, về những khía cạnh và giá trị cùng chia sẻ giữa các nước ASEAN và Đài Loan như “lấy con người làm trung tâm”, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội và giáo dục.

Bên lề Hội thảo, PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp đã có cuộc trao đổi với GS. Alan H. Yang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học quốc gia Chengchi về các hướng nghiên cứu Kinh tế - Chính trị của Trung tâm và khả năng kết nối, phối hợp nghiên cứu với trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Được biết Chính sách hướng Nam mới và quan hệ thương mại, đầu tư, quan hệ xã hội giữa Đài Loan với các nước Đông Nam Á là một trong những hướng nghiên cứu ưu tiên của Trung tâm. Sự hỗ trợ tài chính của Bộ Ngoại giao Đài Loan là một cơ hội tốt để giảng viên trường Đại học Kinh tế có thể thực hiện nghiên cứu của mình tại Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Quốc gia Chengchi trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về Đài Loan dành cho các học giả quốc tế hàng năm.


Phạm Thị Hồng Điệp

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành