Trang tin tức sự kiện

Điều gì làm nên sức hút của ngành Kinh tế?

Ngành Kinh tế luôn là một trong các ngành thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh đại học, bởi tính ứng dụng cao và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn Năm 2022, chương trình đào tạo ngành Kinh tế được thiết kế với 04 chuyên ngành bao gồm: Kinh tế chính trị thế giới, Kinh tế truyền thông, Kinh tế y tế và quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Quản lý kinh tế. Hãy cùng khám phá những yếu tố đã làm nên sức hút của ngành Kinh tế ngay sau đây.



Xã hội có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Kinh tế

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và sâu rộng, đặc biệt là hội nhập về kinh tế. Trong bối cảnh “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19, đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu được đặt ra của đại đa số các quốc gia trên thế giới. Đây là một thách thức không nhỏ, nhưng cũng tạo nên nhiều cơ hội mới cho đội ngũ lao động chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế với sự năng động, sáng tạo cùng khả năng thích nghi tốt với những sự thay đổi bất ngờ. Có thể nói, nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này chưa bao giờ hạ nhiệt. Đây là một trong những yếu tố khiến rất nhiều thí sinh lựa chọn theo học ngành kinh tế tại các trường đại học uy tín. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm vô cùng đa dạng và phong phú với mức thu nhập cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Năm 2022, chương trình đào tạo ngành Kinh tế được thiết kế với 04 chuyên ngành, bao gồm:

Chuyên ngành Kinh tế chính trị thế giới: Cung cấp hệ thống kiến thức nền tảng và có hệ thống về kinh tế chính trị tại các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Kinh tế chính trị về nền kinh tế khu vực Đông Nam Á, Kinh tế chính trị về phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản, Kinh tế chính trị về cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Kinh tế chính trị Mỹ và chủ nghĩa khu vực trong nền kinh tế toàn cầu…

Chuyên ngành Kinh tế truyền thông: Truyền thông đang có xu hướng phát triển thành một “siêu ngành” (super-industry) giống như ngành Công nghệ thông tin. Nhờ khả năng kết nối, mọi nhân tố trong ngành truyền thông đều có thể tham gia vào bất cứ ngành nghề nào khác. Chính vì vậy, không thể phủ nhận sức hút của lĩnh vực kinh tế truyền thông trên thị trường lao động. Chuyên ngành Kinh tế truyền thông sẽ cung cấp cho người học hệ thống kiến thức về kinh tế học truyền thông, quản lý truyền thông, công nghiệp sáng tạo, truyền thông quốc tế, truyền thông và phát triển kinh tế xã hội… đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Chuyên ngành Kinh tế y tế và Quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe: Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những lĩnh vực đầy tiềm năng bởi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao. Chuyên ngành Kinh tế y tế và Quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ mang đến cho người học nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực đầy tiềm năng này. Chuyên ngành sẽ cung cấp cho người học hệ thống kiến thức về kinh tế học sức khỏe, quản lý kinh tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế toàn cầu và phát triển, hệ thống bảo hiểm sức khỏe và kinh doanh trong chăm sóc sức khỏe…

Chuyên ngành Quản lý kinh tế: Sinh viên theo học chuyên ngành Quản lý kinh tế được cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về kinh tế; phân tích chính sách kinh tế - xã hội; hoạch định phát triển; quản lý và phát triển cộng đồng; quản trị chuỗi cung ứng… Sinh viên tốt nghiệp có thể tự tin trở thành một nhân sự kinh tế tốt trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoặc các cơ sở đào tạo ngành kinh tế; nhân viên trong các tổ quốc tế, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì mục tiêu phát triển.

Khám phá cơ hội việc làm đa dạng của sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế

Cử nhân ngành Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc tại các tổ chức kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội từ TW đến địa phương, cơ sở giáo dục và nghiên cứu kinh tế… 

Một số vị trí việc làm phù hợp với cử nhân Kinh tế như:

  • Chuyên viên/ Trợ lý phân tích, nghiên cứu thị trường, hoạch định chính sách, tư vấn… tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế
  • Chuyên viên có thể đảm nhiệm công tác truyền thông về kinh tế trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị xã hội
  • Nghiên cứu viên, giảng viên kinh tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo
  • Sẵn sàng khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh

Chương trình đào tạo có định hướng rõ ràng, kiến thức hiện đại, cập nhật

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN bao gồm 130 tín chỉ, trong đó khoảng hơn 30% môn học sẽ được đào tạo bằng Tiếng Anh. 

 “Cá thể hóa” chương trình đào tạo chính là điểm khác biệt, mang đến sự linh hoạt cao, nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành kinh tế có đầy đủ kiến thức, phương pháp tư duy và khả năng thích ứng cao với những thay đổi trong công việc và cuộc sống. Đây là một yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên trong tình hình “bình thường mới” sau đại dịch Covid-19.

Bên cạnh việc cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản, hiện đại và hệ thống về kinh tế học cũng như những kiến thức chuyên sâu về kinh tế chính trị thế giới, kinh tế truyền thông, quản lý kinh tế, kinh tế y tế và quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; chương trình trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học, có khả năng vận dụng kiến thức kinh tế để giải quyết các vấn đề thực tiễn và lý luận, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và phù hợp với các vị trí việc làm trong các lĩnh vực khác nhau. 

Đặc biệt, ngay trong quá trình học tập, sinh viên có thể đăng ký học tích lũy tín chỉ các môn học trong chương trình đào tạo bậc thạc sĩ giúp nâng cao trình độ và rút ngắn thời gian học tập tại các bậc đào tạo sau đại học.

Trải nghiệm thực tế, phát triển bản thân từ phương pháp đào tạo và môi trường học tập

Trong quá trình đào tạo, một số học phần thuộc khối kiến thức ngành và chuyên ngành sẽ có sự tham gia giảng dạy và trao đổi của các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế (guest speaker) mang đến nhiều góc nhìn đa chiều dành cho sinh viên. Bên cạnh đó, sự đồng hành của cố vấn học tập là các giảng viên của Khoa luôn mang tới sự gần gũi, lắng nghe, giải đáp thắc mắc của sinh viên kịp thời và có được những sự định hướng riêng biệt phù hợp với mong muốn, thế mạnh của từng sinh viên. 

Hàng năm, sinh viên ngành Kinh tế có rất nhiều cơ hội tham gia giao lưu, trao đổi sinh viên quốc tế, trao đổi tín chỉ trong nước với các trường đại học hàng đầu khối ngành Kinh tế tại Việt Nam cùng hơn 30 trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Sinh viên được trao những cơ hội để vươn ra thế giới, sẵn sàng hội nhập để trở thành những công dân toàn cầu.

Đến với Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, sinh viên được thỏa thức khẳng định bản thân thông qua các sân chơi tri thức, văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ.... Nếu bạn là một sinh viên ngành Kinh tế, Meeting with PM sẽ là một trong những sân chơi không thể bỏ qua với sự thú vị cùng những kiến thức, kỹ năng vô giá bạn sẽ nhận được. 

Với chiến lược phát triển lấy sinh viên là trung tâm, nhà trường đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng sinh viên như triển khai gói hỗ trợ tài chính 50 tỷ với BIDV, các chương trình học bổng giá trị, các workshop tư vấn nghề nghiệp, chương trình ngày hội việc làm do Nhà trường tổ chức…

Tham khảo chương trình đào tạo ngành Kinh tế tại đây.


Thu Trang _ UEB Media



Các tin khác
Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành