Trang tin tức sự kiện

Tuyển sinh đại học chính quy 2017: Những câu hỏi thường gặp



Câu 1: Ngành, mã ngành, chỉ tiêu và tổ hợp môn xét tuyển của trường năm 2017

STT

Ngành

Mã ngành

Chỉ tiêu

Tổ hợp môn

Mã tổ hợp

I

Chương trình đào tạo chuẩn

   

1

Kinh tế

52310101

80

Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Anh

Toán, Văn, Anh

Toán, Văn, KHXH

A00

A01

D01

C15

2

Kinh tế phát triển

52310104

80

    

3

Kinh tế quốc tế

52310106

80

4

Quản trị kinh doanh

52340101

80

5

Tài chính-Ngân hàng

52340201

70

6

Kế toán

52340301

90

II

Chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23 của Bộ GD&ĐT

       

1

Kinh tế quốc tế

52310106 CLC

70

Toán, Anh, KHTN

Toán, Anh, KHXH

D90

D96

2

Quản trị kinh doanh

52340101 CLC

70

3

Tài chính-Ngân hàng

52340201 CLC

60

Câu 2. Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở đâu?

1. Chương trình chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế

- Nhóm 1 - Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách; nghiên cứu viên và giảng viên

· Có khả năng đảm nhận các công việc trợ lý hay chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của Chính phủ; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn chính sách trong các lĩnh vực này.

+ Có khả năng đảm nhận các công việc trợ giúp và tham gia xây dựng, theo dõi, phân tích và tư vấn các dự án quốc tế tại các tổ chức quốc tế như các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO) hay các tổ chức phi chính phủ quốc tế (iNGOs).

+ Có khả năng tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại Việt Nam, thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư nước ngoài; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên và giảng viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

- Nhóm 2 - Chuyên viên kế hoạch, kinh doanh và đối ngoại tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước

· Có khả năng đảm nhận các công việc liên quan đến lập kế hoạch, giám sát hay thực thi về chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty doanh nghiệp nhà nước, các công ty Đa quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài; triển vọng có thể trở thành nhà quản lý hay doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

2. Chương trình chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh

- Nhóm 1 - Chuyên viên (chuyên viên marketing, bán hàng, nhân sự, kế toán...): Có khả năng thích ứng trong môi trường công việc có tính cạnh tranh cao, có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức khác trong và ngoài nước; có thể đảm nhận các công việc như bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự....; triển vọng phát triển trong tương lai có thể tiếp tục theo học ở bậc học cao hơn để trở thành trưởng các phòng/ban, giám đốc bộ phận và dự án, giám đốc, tổng giám đốc.

- Nhóm 2 - Trợ lý và thư ký: Có khả năng đảm nhận công việc trợ lý hoặc thư ký ban giám đốc, hội đồng quản trị, trợ lý giám đốc của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức khác trong và ngoài nước; có thể đảm nhận các công việc: trợ lý phân tích, tổng hợp các báo cáo và tham mưu về các mảng hoạt động trong doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, nhân lực, marketing, tài chính, hỗ trợ trong giao dịch với đối tác, sắp xếp kế hoạch công tác cho lãnh đạo...; triển vọng trong tương lai có thể tiếp tục theo học ở bậc học cao hơn để trở thành trưởng các bộ phận/phòng, ban, giám đốc bộ phận, giám đốc, tổng giám đốc.

- Nhóm 3 - Doanh nhân: Có khả năng tự khởi nghiệp, tạo lập và điều hành quản lý doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ và vừa; triển vọng trong tương lai có thể tiếp tục theo học ở bậc học cao hơn để trở thành chuyên gia, cố vấn cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

3. Chương trình chất lượng cao ngành Tài chính - Ngân hàng

- Nhóm 1: Các chuyên viên tài chính, cán bộ tín dụng, cán bộ phân tích tài chính và có thể cân nhắc làm trưởng nhóm làm việc tại các ngân hàng, các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư, các định chế tài chính khác ở trong và ngoài nước; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

- Nhóm 2: Cán bộ, chuyên viên tài chính ngân hàng tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban giám sát Tài chính, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Vụ chính sách tiền tệ trực thuộc các Bộ, và các cơ quan trực thuộc Chính phủ và các Ban ngành khác; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

- Nhóm 3: Các chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về tài chính ngân hàng làm việc tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức khác; có định hướng phát triển thành cán bộ quản lý trong tương lai.

4. Chương trình chuẩn ngành Kinh tế quốc tế

- Nhóm 1 - Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách, nghiên cứu viên và giảng viên

Có khả năng đảm nhận các công việc trợ lý hay chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của Chính phủ; triển vọng có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn chính sách trong các lĩnh vực này.

Có khả năng tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại Việt Nam, thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư nước ngoài; triển vọng trong tương lai có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

- Nhóm 2 - Chuyên viên kế hoạch, kinh doanh và đối ngoại tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Có khả năng đảm nhận các công việc liên quan đến lập kế hoạch, giám sát hay thực thi về chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài; triển vọng có thể trở thành nhà quản lý hay doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

5. Chương trình chuẩn ngành Quản trị kinh doanh

- Nhóm 1 - Chuyên viên quản trị kinh doanh: Có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác, có thể đảm nhận các công việc như bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự..., triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp;

- Nhóm 2 - Chuyên viên phân tích và tư vấn quản trị kinh doanh: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn quản trị doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan, có thể đảm nhận các công việc, trợ lý phân tích và lập báo cáo về thị trường kinh doanh, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, kế hoạch nhân sự, sản xuất... của doanh nghiệp, triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức;

- Nhóm 3 - Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu, có thể đảm nhận công việc, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quản trị kinh doanh, trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần về quản trị nguồn nhân lực, marketing, chiến lược, tài chính... triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

6. Chương trình chuẩn ngành Tài chính - Ngân hàng

- Nhóm 1: Các chuyên viên tài chính, cán bộ tín dụng, cán bộ phân tích tài chính làm việc tại các ngân hàng, các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tư, các định chế tài chính khác ở trong và ngoài nước;

- Nhóm 2: Cán bộ hoạch định chính sách tại các cơ quan quản lý Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Vụ chính sách tiền tệ trực thuộc các Bộ, và các cơ quan trực thuộc Chính phủ;

- Nhóm 3: Các chuyên viên, trợ lý, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về tài chính ngân hàng làm việc tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức khác.

7. Chương trình chuẩn ngành Kế toán

- Nhóm 1: Nhân viên kế toán: Có đủ năng lực làm việc các doanh nghiệp và trong các tổ chức kinh tế, các công việc có thể đảm nhiệm như kế toán tiền mặt, kế toán hàng tồn kho, kế toán doanh thu-chi phí, kế toán công nợ phải thu - phải trả, kế toán nguồn vốn, kế toán thuế; triển vọng trong tương lai có thể trở thành Chuyên gia kế toán, Chuyên gia quản lý quỹ, Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp và trong các tổ chức kinh tế;

- Nhóm 2: Nhân viên phân tích và tư vấn: Có đủ năng lực đảm nhiệm một phần công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về các lĩnh vực kế toán, thuế, tài chính tại các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính;

- Nhóm 3: Trợ lý kiểm toán tiến tới trong tương lai trở thành kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp tại các công ty kiểm toán;

- Nhóm 4: Nghiên cứu viên và giảng viên: Có thể giảng dạy các môn về Kế toán tại các cơ sở giáo dục đại học; nghiên cứu về lĩnh vực kế toán tại các cơ sở nghiên cứu; sau đó có thể tiếp tục học tập phấn đấu để trở thành giảng viên chính, giảng viên cao cấp và chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực kế toán.

8. Chương trình chuẩn ngành Kinh tế

- Nhóm 1: Chuyên viên phân tích, tư vấn về kinh tế: Có đủ năng lực để làm việc tại các tổ chức kinh tế chính trị xã hội mang tính liên ngành; các tổ chức tư vấn kinh tế, các tổ chức hành chính sự nghiệp, các thể chế kinh tế quốc tế tại Việt Nam; có thể đảm nhiệm các công việc như trợ lý phân tích, phản biện và hoạch định chính sách kinh tế; trợ lý tư vấn giám sát việc triển khai các quyết định quản lý...; triển vọng có thể trở thành các chuyên gia phân tích chính sách, các nhà tư vấn chuyên nghiệp, các nhà quản lý kinh tế.

- Nhóm 2: Nghiên cứu viên và giảng viên kinh tế: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học khối ngành kinh tế; có thể đảm nhiệm các công việc như tham gia nghiên cứu các vấn đề kinh tế, đặc biệt là kinh tế chính trị hiện đại, kinh tế học thể chế; trợ giảng và giảng dạy các học phần kinh tế học, kinh tế chính trị quốc tế, các lý thuyết về thể chế kinh tế...; triển vọng có thể trở thành các nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp về kinh tế học.

9. Chương trình chuẩn ngành Kinh tế phát triển

Nhóm 1 - Chuyên viên tư vấn, phân tích chính sách về kinh tế phát triển: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trung ương và địa phương; có thể đảm nhận các công việc cụ thể : Phân tích thực trạng, đánh giá tác động của tăng trưởng và phát triển kinh tế; tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; có thể tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn, cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhóm 2 - Cán bộ dự án: Có đủ năng lực làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển và các doanh nghiệp; có thể đảm nhận được các công việc cụ thể: Phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng, quốc gia; tham gia lập kế hoạch và thực hiện dự án phát triển; tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia, cán bộ quản lý tại các dự án, tổ chức phát triển.

Nhóm 3 - Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận được các công việc cụ thể : giảng dạy các môn liên quan đến Kinh tế học, Kinh tế phát triển,..; Nghiên cứu, tư vấn về kinh tế và kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên cao cấp và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ sở nghiên cứu.

Câu 3: Những lợi ích khi là sinh viên Trường Đại học Kinh tế

- Cơ hội học thêm bằng đại học chính quy thứ 2 ngành Ngôn ngữ Anh (Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN), hoặc Công nghệ Thông tin (Đại học Công nghệ - ĐHQGHN), hoặc Luật Kinh doanh (Khoa Luật - ĐHQGHN). Sinh viên ngành Kinh tế và ngành Kinh tế phát triển được học thêm ngành Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế - ĐHQGHN).

- Cơ hội tham gia các chương trình học tập, hội thảo, trao đổi quốc tế phong phú và đa dạng với Đại học Waseda, Đại học Osaka City, Đại học Thương mại Chiba, Đại học Quốc gia Yokohama, Đại học Oita, Đại học Quốc tế Akita (Nhật Bản); Đại học Quốc gia Đài Loan; Đại học Quốc gia Malaysia; Đại học Sydney (Úc); Đại học Uppsala (Thụy Điển); Đại học Nam Đan Mạch; Đại học Rennes (Pháp); Đại học Regensburg (Đức); Đại học Troy, Đại học Portland State (Hoa Kỳ)...

- Các học bổng lớn với mỗi suất lên tới 100 triệu đồng từ Công ty Cổ phần Đầu tư IMG; Tập đoàn Tharkral Insewa, Tập đoàn Doji, Tập đoàn Gami, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA), Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales ( ICAEW),Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng LienVietPostbank,…

- Cơ hội có việc làm ngay trong quá trình học tập thông qua thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế là đối tác của Trường.

- Đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực tiễn.

- Môi trường học tập hiện đại, thân thiện.

- Các hoạt động phong phú, đa dạng của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên.

Câu 4: Lợi ích của chương trình chất lượng cao ngành Tài chính - Ngân hàng

- Có cơ hội nhận học bổng hàng kỳ của chương trình lên tới 17.500.000 đồng.

- Được học liên thông ở một số môn học trong chương trình đào tạo ACCA của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh, chứng chỉ danh giá có giá trị toàn cầu và uy tín tại các tổ chức tài chính, kế toán, kiểm toán hiện nay.

- Được thực tập ngay từ năm 2, được đào tạo và trải nghiệm thực tế ở các vị trí công việc khác nhau từ năm 3 tại các ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu Việt Nam. Những sinh viên xuất sắc có cơ hội được lựa chọn và tuyển dụng ngay sau khi kết thúc quá trình thực tập.

- Chương trình thiết kế gói cho vay hỗ trợ học phí ưu đãi cho sinh viên từ các đối tác của Khoa.

- Đội ngũ giảng viên là các Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ trong nước và quốc tế giàu kinh nghiệm, tâm huyết, có phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp hàn lâm và thực hành với số giờ thực tập thực tế chiếm gần 20% giờ học các môn chuyên ngành.

- Có cơ hội tham gia trao đổi học tập tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới: Đại học Rennes, Đại học Lincoln, Califonia State University Long Beach…

- Trải nghiệm môi trường học tập chuyên nghiệp, trang thiết bị học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế

Câu 5: Lợi ích của chương trình chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh

- Cơ hội được tham gia trao đổi học tập tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới: Đại học Rennes (Pháp), Đại học Osaka City (Nhật Bản), Đại học quốc tế Akita (Nhật Bản), Đại học Oita (Nhật Bản), Đại học Chiba (Nhật Bản),…

- Được hoạt động trong môi trường năng động, được ưu tiên tham gia các chương trình giao lưu quốc tế, chương trình trao đổi và được hỗ trợ kinh phí.

- Được trải nghiệm môi trường học tập chuyên nghiệp, chất lượng.

- Đội ngũ giảng viên là các Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong nước và quốc tế giàu kinh nghiệm, tâm huyết, có phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp hàn lâm và thực hành. 80% GV được đào tạo chuyên môn sâu từ những trường đại học uy tín tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,...

- Được thực tập ngay từ năm 2, được đào tạo và trải nghiệm thực tế ở các vị trí công việc khác nhau từ năm 3 tại các doanh nghiệp trong môi trường chuyên nghiệp. Những sinh viên xuất sắc có cơ hội được lựa chọn và tuyển dụng ngay sau khi kết thúc quá trình thực tập.

- Được tham gia và hỗ trợ kinh phí các chương trình thực tế doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Có cơ hội học tập và tiếp xúc với những chuyên gia, học giả trong và ngoài nước.

- Hàng năm, sinh viên có cơ hội được nhận nhiều loại học bổng đa dạng từ các tổ chức trong và ngoài nước.

- Được học tập và phát triển một cách toàn diện trong một môi trường năng động, được rèn luyện nhiều kỹ năng trong công việc và được hỗ trợ các điều kiện cần thiết nhất cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Câu 6: Lợi ích của chương trình chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế

- Cơ hội được nhận học bổng lớn với mỗi suất lên tới 100 triệu đồng từ Công ty Cổ phần Đầu tư IMG; hoặc học bổng từ Tập đoàn Tharkral Insewa, Tập đoàn Doji, …

- Được đi thực tế ngay từ năm 2. Từ năm thứ 3, được thực tập và trải nghiệm ở các vị trí công việc khác nhau tại các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế là đối tác của Trường như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Toyota Việt Nam, Sankyu Logistics, Dragon Logistics...Những sinh viên xuất sắc có cơ hội được lựa chọn và tuyển dụng ngay sau khi kết thúc quá trình thực tập.

- Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới, giàu kinh nghiệm, tâm huyết, có phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn với số giờ thực tập, thực tế chiếm gần 20% giờ học trong tổng thời lượng của Chương trình.

- Cơ hội tham gia các chương trình học tập, hội thảo, trao đổi quốc tế phong phú và đa dạng tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới như Đại học Waseda, Đại học Osaka City, Đại học Quốc gia Yokohama (Nhật), Đại học Quốc gia Đài Loan; Đại học Sydney (Úc); Đại học Regensburg (Đức); Đại học Troy, (Hoa Kỳ)...

- Trải nghiệm môi trường học tập chuyên nghiệp, trang thiết bị học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Câu 7. Học phí chương trình CLC như thế nào?

Học phí của chương trình: 35.000.000 đồng/1 năm học.

Câu 8: Ngoài phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT Quốc gia, còn có phương thức xét tuyển khác không?

Ngoài phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPTQG, còn 2 phương thức xét tuyển khác:

(1) Xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức còn hạn sử dụng đạt từ 70/140 điểm trở lên và chưa nhập học bất kỳ đơn vị đào tạo nào của ĐHQGHN vào các chương trình đào tạo chuẩn

(2) Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK): Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng. Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range≥60) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển vào các chương trình đào tạo chất lượng cao.

Câu 9. Trường có xét tuyển thẳng không?

Trường xét tuyển thẳng 2 đối tượng:

(1) Xét tuyển thẳng những thí sinh là Học sinh các lớp chuyên của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và Trường THPT chuyên Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN đã tốt nghiệp THPT và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN; thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, có hạnh kiểm tốt từng năm học trong cả 3 năm học THPT và có tổng điểm 4 môn thi tốt nghiệp THPT đạt tối thiểu 32,0 điểm trong đó không có điểm môn nào dưới 6,0 điểm.

(2) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ; Những thí sinh này chỉ được đăng ký xét tuyển thẳng vào ngành Kinh tế và Kinh tế phát triển và phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức

Câu 10. Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng có được ưu tiên xét tuyển vào trường không?

Có. Áp dụng với các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán học, Vật Lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh và đã tốt nghiệp THPT, có kết quả thi đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.

Câu 11: Có được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển không

Thí sinh có nhu cầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKT sau khi có kết quả thi THPT quốc gia. Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh ĐKT 1 lần trong thời gian qui định và chỉ được sử dụng một trong 2 phương thức: trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.

Thời gian điều chỉnh:

- Phương thức trực tuyến từ 15/7 đến 17h00 ngày 21/7/2017.

- Phương thức bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT: Từ 15/7 đến 17h00 ngày 23/7/2017.

Câu 12. Liên hệ về tuyển sinh đại học chính quy năm 2017 
Trong suốt quá trình tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHNsẽ giải đáp thắc mắc của tất cả phụ huynh, học sinh quan tâm đến các chương trình đào tạo của Trường. Chi tiết xin liên hệ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

Nhà E4, số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04.37547506 (+ máy lẻ 305, 315, 325)\

Hotline: 0913.486.773

Email: tuyensinhdaihoc_dhkt@vnu.edu.vn

Website: http://ueb.edu.vn

FB: www.facebook.com/ueb.edu.vn


Ban tư vấn tuyển sinh ĐH 2017

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành