Trang tin tức sự kiện

Chuyên gia Argentina: Hợp tác quốc tế sẽ đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Các giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị tham dự hội thảo tập trung tại Văn phòng Khoa
Sáng nay 10/12/2020, tại Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã diễn ra hội thảo khoa học trực tuyến (webinar) với sự tham dự của các đại biểu, các giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên cùng các đồng nghiệp tại một số trường đại học trên thế giới. Diễn giả chính là PGS.TS Patricio Dellagiovanna đến từ Trường Đại học Pontifical Catholic University, Argentina.


Đại dịch Covid-19 khiến cho chuỗi cung ứng lương thực trên toàn thế giới rơi vào tình trạng đình trệ, tàn phá nhiều nền kinh tế cũng như làm giảm sức tiêu dùng của xã hội. Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) cảnh báo, đại dịch Covid-19 có thể làm tăng gần gấp đôi số người bị mất an ninh lương thực khẩn cấp từ 135 triệu người năm 2019 lên tới 265 triệu người năm 2020. Tại Khu vực Mỹ Latinh, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng chưa bao giờ hạ nhiệt, và trước tác động của đại dịch Covid-19 vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng.

 
Đứng trước thách thức đó, vấn đề An ninh lương thực trong bối cảnh hậu Covid-19 và trong việc đảm bảo cam kết thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG #2) của Liên Hợp Quốc sẽ được giải quyết như thế nào? Vai trò hợp tác quốc tế trong việc củng cố an toàn an ninh lương thực khu vực ra sao? Khoa Kinh tế Chính trị đã phối hợp với ông Patricio Dellagiovanna - chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về vấn đề an ninh lương thực tại khu vực Mỹ Latinh tổ chức hội thảo. Ngoài đảm nhiệm công tác giảng dạy tại Trường Đại học Pontifical Catholic, ông Dellagiovanna hiện là điều phối viên tại Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Quốc tế (Centre for International Studies - C.EI.I-UCA), nghiên cứu viên tại Khoa Khoa học Thống kê “Paolo Fortunati” tại Đại học Bologna và là đầu mối của Mặt trận Nghị viện FAO (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc) về chống lại nạn đói tại Hạ viện Quốc gia Argentina.
 

Các đại biểu thảo luận sôi nổi về chủ đề hết sức gần gũi với Việt Nam

Hội thảo đã dành phần lớn thời gian thảo luận về các vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt tại khu vực Mỹ Latinh, trong bối cảnh hậu Covid-19 và trong việc đảm bảo cam kết thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG #2) của Liên Hợp Quốc; Vai trò hợp tác quốc tế trong việc củng cố an toàn an ninh lương thực khu vực. Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đưa ra những vấn đề hết sức thú vị như: Tự chủ quốc gia về lương thực; Hiến pháp hoá an ninh lương thực; Khung phản ứng PANTHER đề xuất bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) nhằm đảm bảo quyền tiếp cận lương thực của người dân…

Hội thảo là diễn đàn để các giảng viên, nghiên cứu sinh và các đại biểu chia sẻ thông tin, bổ sung các nghiên cứu tình huống hết sức thiết thực trong giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời cũng gợi mở thêm nhiều nghiên cứu tiếp theo trong bối cảnh hậu Covid-19.


Hương Lan (Khoa KTCT)

Tag:


Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành