Sáng ngày 21/1/2020, Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo quốc gia “Quản trị thông minh trong môi trường phức hợp toàn cầu: Lý luận và thực tiễn” với mục tiêu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của quản trị thông minh nhằm giúp các doanh nghiệp và tổ chức có thể làm chủ sự phức hợp bằng cách chuyển đổi mô hình quản trị truyền thống sang mô hình quản trị hiện đại, dựa trên các công cụ thông minh.
Hội nghị được tổ chức với sự tài trợ chính của các đơn vị: Công ty Cổ
phần Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Hamico, Công ty cổ phần Medlatec Group,
Công ty Cổ phần MISA, Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Vĩnh Cửu, Học
viện Anh ngữ Enspire, Công ty cổ phần GDC Hà Nội, Các cao học viên, nghiên cứu sinh, nhà khoa học, doanh nghiệp...
Tham
dự hội thảo có sự tham gia của GS.TS. Phạm Vũ Luận - Nguyên ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo; ông Phạm Tuấn Anh - Vụ
trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; ông Mai Xuân
Thái - Phó vụ trưởng Vụ Đổi mới Doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ; ông Bùi Thái
Quang - Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro, Tổng cục Hải quan Bộ Tài chính; ông
Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo Cả; ông Nguyễn Xuân
Hoàng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty CP Misa; ông Nguyễn Hồng Quân - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP
Tiên Phong (TPBank); ông Bùi Quang Tuyến - Giám đốc Học viện Viettel; ông Nguyễn Hòa Văn - Giám đốc Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam;
các nhà khoa học, đại diện các trung tâm nghiên cứu đã và đang quan tâm tới Quản trị thông minh. Về phía Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Hoàng Văn Hải - Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh; các cán bộ, giảng viên, học viên cao học - nghiên cứu sinh - sinh viên Trường ĐHKT.
Toàn cảnh hội thảo
GS.TS. Phạm Vũ Luận - Nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS. Hoàng Văn
Hải, Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh cho rằng: “Môi trường phức hợp là một
môi trường không đoán định được. Chính vì thế cần sự linh hoạt và thích ứng,
nhưng để làm được điều đó cần phải thông minh. Vì vậy, quản trị thông minh sẽ
là xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam. Việc cần thích ứng nhanh chóng
với những sự thay đổi của nền kinh tế là điều rất cần thiết. Việt Nam là quốc
gia có nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo và được Chính phủ quan tâm,
theo dõi sát sao, đồng thời có những hoạch định chính sách kịp thời đảm bảo cho
sự phát triển cân bằng của nền kinh tế nước nhà. Đây là những yếu quan trọng
giúp cho việc chuyển dịch từ quản trị truyền thống sang quản trị thông minh có
một số lợi thế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình sự chủ động
nhằm chuyển mình cũng như đẩy nhanh tiến độ, cập nhật trước xu thế đó.”
PGS.TS Hoàng Văn Hải - Viện trưởng Viện QTKD Trường ĐHKT, Trưởng Ban Tổ chức phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Anh Thu
nhấn mạnh: “Trong những nghiên cứu của Trường ĐHKT, ĐHQGHN ngay từ những ngày đầu
đã có những nghiên cứu mũi nhọn và hướng tới hoạt động nghiên cứu khoa học
(NCKH) với hai mục tiêu chính. Thứ nhất là sản phẩm mang tính học thuật. Thứ
hai là tư vấn chính sách và tư vấn hoạt động của các doanh nghiệp. ĐHKT đã phát
triển và thực hiện 5 nhóm nghiên cứu mạnh và được ĐHQGHN công nhận. Hai trong
số nhóm nghiên cứu này nằm tại Viện Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu về năng
suất chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam, Nghiên cứu về quản trị tinh
gọn trong các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2020 là năm có nhiều sự biến động lớn
trong toàn cầu. Những biến động này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ do các
tác động tiêu cực mà dịch Covid19 gây ra, đó còn là chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung, sự chuyển dịch thế lực lớn trên thế giới và tác động đến các dòng đầu tư
của các quốc gia trên thế giới, cuộc
cách mạng CN 4.0. Những biến đổi này không chỉ tác động trọng ngắn hạn mà là
trong cả dài hạn. Tất cả tác động trên đã thách thức toàn bộ các lý thuyết về
kinh tế cũng như lý thuyết về quản trị kinh doanh mà chúng ta đã có. Với bối
cảnh như vậy, Viện Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ
chức buổi hội thảo ngày hôm nay.”
PGS.TS Nguyễn Anh Thu
- Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT phát biểu tại Hội thảo
Hội thảo xoay quanh 5 nội dung chính, như
sau: Xu hướng chuyển
dịch từ quản trị truyền thống sang quản trị hiện đại; Ứng dụng các công cụ
thông minh (AI, Big Data, ToT,…) trong quản trị; Quản trị thông minh để tận hưởng
cuộc sống; Quản trị bằng sự kết hợp khoa học hệ thống, điều khiển học và mô phỏng
sinh học; Tác động của môi trường phức hợp toàn cầu đến hoạt động của các doanh
nghiệp - tổ chức.
Diễn giả Hồ Minh Hoàng
- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đèo cả chia sẻ tại hội nghị về 4 phép
toán đời thường và các công cụ điều hành tại Tập đoàn hiện nay như: Luật tam định;
Cặp đôi không hoàn hảo; Nguyên tắc quản lý vườn thú…
Ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả
Diễn giả TS. Lưu Thị
Minh Ngọc - Viện Quản trị Kinh doanh chia sẻ “Đổi mới công nghệ quản trị trong
ngân hàng thương mại”. Trong đó, tiến sĩ đã tập trung chỉ rõ công nghệ lõi tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam như công nghệ ERP - Quản trị tài chính;
công nghệ VOR - sử dụng tối đa tài nguyên; công nghệ DFA - chống xâm phạm và tấn
công.
TS. Lưu Thị
Minh Ngọc - giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh
Đồng thời, ông Nguyễn Hồng
Quân - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng trình bày tại
tham luận của mình về những đổi mới công nghệ quản trị tại ngân hàng thương mại
TPBank với công nghệ hủy diệt. Đây là công nghệ tích tụ đầy đủ và toàn bộ được
hết các yếu tố cấu thành, khi công nghệ mới xuất hiện tối ưu hơn sẽ kiến thúc
chương cũ để chuyển sang chương mới. Ngoài ra, ông cũng đưa ra lời khuyên: “Bởi
số hóa là tổng hòa của một vấn đề phức tạp và là công việc phức tạp nên cần có
sự tư vấn, nhà đồng hành hợp pháp để đánh giá được sự phát triển và xác định lộ
trình “road map”.
Ông Nguyễn Hồng
Quân - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Tại phần tiếp theo của hội nghị, ông Nguyễn
Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Misa đã lý giải các vấn
đề xung quanh xu hướng hội tụ dữ liệu ứng dụng trong mô hình tài chính doanh
nghiệp. Từ đó, dẫn dắt sang các câu hỏi lớn: “Tài chính linh hoạt cần năng lực
gì?”; “Tại sao doanh nghiệp phải hội tụ dữ liệu”; “Thế nào là hệ thống quản trị
hội tụ dữ liệu?” và “Hội tụ dữ liệu có phải xu hướng tương lai”.
Ông Nguyễn
Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Misa
Trong hơn 4 tiếng diễn ra hội thảo cùng với
sự chia sẻ và đóng góp nhiệt tình của các diễn giả và đại biểu. Hội thảo đã
chỉ ra những vấn đề liên quan đến quản trị thông minh trong môi trường phức hợp
toàn cầu. Bên cạnh đó, với đơn vị đào tạo nghiên cứu cần phải tiên phong trong
việc nghiên cứu thực tiễn để đưa ra các mô hình quản trị thông minh, phù hợp
với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước, từ đó giúp cho các doanh nghiệp Việt
Nam rút ngắn quá trình chuyển đổi và hòa nhập cùng xu thế phát triển của kinh
doanh hiện đại.
Một số hình ảnh khác của hội thảo:
Các đại biểu lắng nghe chia sẻ của các diễn giả
Đại diện các cơ quan dành sự chú ý cho các tài liệu nghiên cứu PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt - Nhật, ĐHQGHN PGS.TS. Trần Xuân Tú - Viện trưởng Viện CNTT, ĐHQGHN Ông Nguyễn Hòa Văn - Giám đốc Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam
TS. Dương Thị Thu, Viện trưởng Viện Lãnh đạo Chiến lược
ThS. Nguyễn Thị Thủy, Kế toán trưởng IBM
TS. Nguyễn Đình Trọng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam TS. Trần Thị Hồng Liên - Phó trưởng Khoa QTKD, ĐH Kinh tế Luật TP HCM
Thu Thảo - Sinh viên năm cuối Đại học Kinh tế London tham gia đặt câu hỏi
-----------------------