Trong khóa học ngắn hạn của Đoàn sinh viên ĐH George Mason, Hoa Kỳ tháng 1/2019 tại ĐHKT có nội dung tham quan làng gốm Chu Đậu, Hải Dương, hầu hết sinh viên nước ngoài đều ngỡ ngàng về tinh hoa gốm Việt.
Dẫn đoàn tham quan là ThS. Nguyễn Đức Lâm - Phó trưởng Phòng NCKH&HTPT, Đoàn ĐH George Mason lần này sang ĐHKT với 15 học viên, sau khi học các chuyên đề về văn hóa Việt Nam, hệ thống chính trị và kinh tế vĩ mô Việt Nam, đoàn đã được đi thực tế để cảm thấu hơn về con người Việt Nam.
Sinh viên ĐHKT tự tin thuyết minh bằng tiếng Anh
Chu Đậu, Hải Dương là một làng gốm cổ ở Bắc Bộ từng rất nổi tiếng với nghề làm gốm nhưng sau đó đã lụi tàn ở thế kỷ 16. Mãi đến năm 2001, gốm Chu Đậu mới được phát hiện lại và đi vào thời kỳ khôi phục. Đồ gốm và quá trình sản xuất gốm chính là một đặc trưng văn hóa của văn hóa nông nghiệp, điều này ở phương Tây không xuất hiện, chính vì vậy đoàn George Mason tỏ ra vô cùng thích thú với gốm, các mẫu mã đa dạng được chính tay người nông dân làm ra. Gốm có một đặc trưng đó là bền bỉ với thời gian, hoa văn trên gốm mang tính sáng tạo vì vậy người nghệ nhân được tha hồ thể hiện trên gốm.
Tham quan gốm Chu Đậu, Đoàn ĐH Grogre Mason ấntượng về văn hóa Việt Nam
Anh Stuart Kewley chia sẻ, ở bên Hoa Kỳ không có xưởng làm gốm, người dân sử dụng đồ bằng inox nhiều hơn. Quả thật hôm nay tôi mới được tận mắt chứng kiến người dân Việt Nam làm gốm, đó là cả một quá trình. Quan sát người nghệ nhân vẽ gốm thật là tỉ mỉ, nét vẽ phóng khoáng, bức tranh văn hóa Việt Nam hiện lên qua gốm.
Bà Michal Malur, Trưởng đoàn George Mason thì cho biết, chúng tôi năm nào cũng đến học ngắn hạn tại ĐHKT, chương trình tuy chỉ kéo dài 1 tuần nhưng đủ làm chúng tôi hiểu cơ bản về kinh tế, văn hóa và con người Việt Nam. Đặc biệt, cuối khóa học chúng tôi được đi tham quan Vịnh Hạ Long, gốm Chu Đậu các địa danh không khó để tìm trên mạng toàn cầu. Tôi rất cảm ơn Nhà trường, các em sinh viên ĐHKT luôn tận tình hỗ trợ về ngôn ngữ cho chúng tôi trong suốt khóa học. Hẹn gặp lại ĐHKT vào năm sau.
Tham quan một công ty Hàn Quốc