Trang tin tức sự kiện

Trường ĐH Kinh tế tổ chức Tọa đàm “From Industrie 4.0 to the Fourth Industrial revolution” với giáo sư nước ngoài

Giáo sư Chou trình bày về cách mạng 4.0
Ngày 12/1/2017, Khoa Kinh tế Phát triển (KTPT), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “From Industrie 4.0 to the Fourth Industrial revolution”.


Tham gia thuyết trình tại tọa đàm là giáo sư Shuo- Yan Chou tới từ đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan. Buổi tọa đàm đã thu hút sự tham gia của các giảng viên, nghiên cứu viên trong và ngoài trường cùng đông đảo sinh viên Trường Đại học Kinh tế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Hoàng Khắc Lịch - Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển đã giới thiệu sơ lược về Giáo sư Chou, những hướng nghiên cứu chính của Ông, cùng những thông tin về tạp chí quốc tế mà Giáo sư đang tham gia với tư cách là tổng biên tập. Đồng thời, TS. Hoàng Khắc Lịch cho biết, hoạt động tọa đàm, thỉnh giảng là hoạt động thường xuyên của Khoa Kinh tế Phát triển, không chỉ nhằm trao đổi học thuật mà còn giúp cung cấp những kiến thức chuyên sâu cho giảng viên và sinh viên tham dự. Ngoài ra, những nội dung trên cũng sẽ được vận dụng, đưa vào giảng dạy cho sinh viên trong các môn học.
 
TS. Hoàng Khắc Lịch phát biểu 
 
Quang cảnh buổi trao đổi

Trong bài trình bày của mình, GS. Chou đã cung cấp những nội dung chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đặc trưng của cuộc cách mạng này là ứng dụng rộng rãi những thành tựu công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, kết nối mạng để quản trị nhằm tạo ra những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước; tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ Nano. Cuộc cách mạng này, vì thế, tạo ra tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước tới nay.

 
Giáo sư trao đổi rất nhiệt tình 

Trong cách mạng công nghiệp 4.0, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và kinh tế mạng trong quản trị và sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu khoa học - công nghệ cao đã làm hoán chuyển nền kinh tế thế giới sang trình độ mới, với cách thức quản lý, quản trị và phương thức sản xuất mới.

 
 Trao đổi giữa giờ
Cùng với đó, mọi hành vi nghề nghiệp, cách thức kinh doanh trong thế giới số cũng sẽ thay đổi, biến đổi hoàn toàn. Công nghiệp 4.0 đang rút ngắn khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Bối cảnh đó đặt các quốc gia trước những thách thức to lớn trong cuộc chạy đua công nghệ với tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
 

Bài trình bày của GS. Chou nhận được sự quan tâm và phản hồi tích cực từ các giảng viên và sinh viên trong và ngoài trường ĐHKT. Theo đó, nhiều ý kiến, quan điểm được đưa ra thảo luận về ảnh hưởng, tác động của nền công nghiệp 4.0 đến Việt Nam.

 
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức tuy nhiên năng lực đổi mới sáng tạo còn nhiều hạn chế. Do vậy khi nền kinh tế thế giới đang chuyển sang mô hình phát triển mới, hiện đại, thì đây rõ ràng là một thách thức lớn với Việt Nam. Các khách mời tham dự cũng đưa ra một số giải pháp để tận dụng được những lợi thế đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghệ mới tới nền kinh tế.
 
Giảng viên nhà trường chăm chú lắng nghe 

Kết thúc buổi tọa đàm, TS. Hoàng Khắc Lịch - Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế phát triển cảm ơn GS. Chou cùng các khách mời đã tới tham dự và hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hoạt động trao đổi học thuật nhằm tăng cường cơ hội hợp tác giữa Khoa Kinh tế Phát triển cũng như Trường ĐHKT với Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Quốc gia Đài Loan.

 
Tặng quà giáo sư.... 

Hằng năm, Trường ĐH Kinh tế mời nhiều giáo sư đầu ngành trên thế giới về trao đổi học thuật tại Trường, những buổi trao đổi đó giúp cho giảng viên, sinh viên nhà trường tiếp cận sát nhất tri thức đỉnh cao quốc tế. Ngoài ra, các giáo sư đến làm việc tại Trường còn là cầu nối của các suất du học, học bổng tới sinh viên nhà trường.

Dự kiến, trong năm học 2018 - 2019, Trường ĐH Kinh tế sẽ mở rộng quy mô tuyển sinh lên 950 chỉ tiêu, nâng cao cơ sở vật chất và quan trong là xây dựng tất cả các ngành theo hướng chất lượng cao, giữ vững màu sắc của nhà trường là đại học nghiên cứu ứng dụng, phát huy tối đa tiềm lực vốn có của nhà trường cũng như những cơ chế riêng, ưu đãi riêng mà chỉ có trường đại học thành viên của mô hình ĐHQGHN mới có.

>> Mọi thông tin liên quan đến tuyển sinh đại học xem tại đây
 
 

 


 Shuo-Yan Chou là giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý công nghiệp, hiện đang làm việc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan (Đài Loan Tech). Ông nhận bằng cử nhân về quản lý công nghiệp từ Đại học Quốc gia Cheng-Kung, Đài Loan vào năm 1983, bằng thạc sỹ và tiến sĩ về Quản lý công nghiệp và kỹ thuật từ Đại học Michigan năm 1987 và 1992.

Ngoài công việc chính tại Đại học Khoa học và công nghệ Quốc Gia Đài Loan, Ông còn là tổng biên tập của một số tạp chí ISI và là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học trên thế giới.

Các nghiên cứu của ông rất đa dạng, bao gồm các chủ đề như: sự đổi mới, các dịch vụ hỗ trợ công nghệ, phân tích dữ liệu lớn, blockchain, ứng dụng hệ thống thông minh, quản lý chuỗi cung ứng, các mô hình ra quyết định, và cách mạng công nghiệp 4.0.



Hoa Hạnh; Ảnh: Nguyễn Công



Video
Đại học Troy (Troy University)
Tuyển sinh các chương trình liên kết
Thăm dò ý kiến
Bạn cần loại thông tin nào trên web này?

Đối tác
Công ty CP XNK Bình Tây (BITEX) Công ty CP Đầu tư IMG Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) Ngân hàng TMCP Đầu tư và PTVN (BIDV) Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
Tập đoàn Tân Á Đại Thành