Ngày 20/10/2016, Công đoàn Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã có công văn số 234/TB-CĐKT về việc phát động phong trào thi đua năm học 2016-2017 với chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Nội dung như sau:
Kính gửi: Các Công đoàn Bộ phận
Thực hiên Công văn số: 53/CĐĐHQGHN về việc Công đoàn tham gia triển khai phòng trào thi đua năm học 2016 - 2017 với chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, được sự đồng ý của Đảng ủy và Ban Giám hiệu Trường ĐH Kinh tế, Công đoàn Trường ĐHKT phát động, triển khai và tổ chức phong trào thi đua năm học 2016 -2017, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Tổ chức phong trào thi đua với chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp Hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XIV CĐGD Việt Nam và Kế hoạch hành động của CĐGD Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; động viên cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong toàn Trường ĐHKT - ĐHQGHN thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để đổi mới sáng tạo trong công tác, hoạt động dạy và học của nhà giáo và học sinh, sinh viên tạo bước chuyển biến mới về nâng cao chất lượng giáo dục và đạo tạo.
2. Cụ thể hóa nội dung “Đổi mới, sáng tạo trong daỵ và học” cho phù hợp với chuyên môn mỗi cấp học, bậc học và ngành học để thực hiện trong năm học 2016-2017. Qua đó, mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động có ý thức và giải pháp đề thường xuyên cải tiến, rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác, giảng dạy và giáo dục của mình. Mỗi tập thể có giải pháp nâng cao chất lương đội ngũ, chủ động tiếp cận chủ trương, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình triển khai đổi mới một cách hiệu quả.
3. Triển khai phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” một cách thiết thực, hiệu quả, hạn chế tính hình thức, lồng ghép với vác phong trào thi đua, các cuộc vận động của Ngành mà trọng tâm là cuộc vận đông “Dân chủ- Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Kết quả các giải pháp triển khai phải được lượng hóa cụ thể. Từ đó, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong từng đơn vị, góp phần tạo sự đổi mới đồng bộ trong toàn Trường ĐHKT-ĐHQGHN.
II. NỘI DUNG
Triển khai phong trào với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong năm 2016-2017, với nội dung cụ thể sau đây:
1. Mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ GD&ĐT, Kế hoạch hành động của CĐ ĐHQGHN, các chương trình, kế hoạch hành động của Công đoàn Trường ĐHKT và của đơn vị trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Trên cơ sở đó, bằng những việc làm cụ thể, mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động thể hiện tính tự giác, đồng lòng quyết tậm thực hiện, đồng thời tuyên truyền tích cực triển khai nhiệm vụ đổi mới của nghành một cách hiệu quả.
2. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học với phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”, đề xuất các giải pháp cụ thể, cách làm sáng tạo, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học 2016-2017.
3. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp, kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của nhà trường, đơn vị; mỗi các bộ quản lý, nhà giáo, người lao động không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, tận tâm với nghề, yêu thương sinh viên, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, tác phong mẫu mực mô phạm trong toàn trường.
4. Thường xuyên, tích cực trong học tập, bồi dưỡng rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao mức đạt được trong chuẩn nghề nghiệp, chuẩn cán bộ quản lý; đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
5. Đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác, đời sống, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, có những giải pháp phù hợp giúp đỡ nhau trên cơ sở xây dựng nhóm”Nhà giáo cùng nhau phát triển” trong các tổ, bộ môn, khoa, viện trong toàn trường.
6. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, phát hiện và biểu dương những cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động có những sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy và trong công tác khác; kịp thời nhân rộng, phổ biến những đổi mới,sáng tạo có hiệu quả; khuyến khích động viên, thúc đẩy đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động triển khai phong trào, làm cho phòng trào có chiều sâu, có ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực.
Căn cứ các nội dung cơ bản trên, các công đoàn cơ sở có thể điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.
III. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
1. Tháng 10/2016
- Công đoàn Trường ĐHKT- ĐHQGHN ban hành văn bản hướng dẫn và phát động triển khai phong trào thi đua năm học 2016 - 2017 với chủ đề: “ Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
- Công đoàn các Bộ phận phối hợp với Chính quyền đồng cấp triển khai văn bản hướng dẫn và phát động tổ chức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động thực hiện trong học kỳ I năm học 2016 -2017 ( theo mẫu gợi ý số 1); tổ chức đăng ký thành lập nhóm “nhà giáo cùng nhau phát triển” trong các đơn vị ( theo mẫu gợi ý số 2). Công đoàn các Bộ phận cần phối hợp với Chính quyền đồng cấp động viên, hướng dẫn, theo dõi và tạo các điều kiện cần thiết để cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động thực hiện các nội dung thi đua đã đăng ký.
2. Tháng 11/2016
Cùng với các hoạt đông kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, công đoàn các Bộ phận phối hợp với Chính quyền đồng cấp căn cứ điều kiện, tình hình thực tế của đơn vị tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, trong đó có tọa đàm để cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trao đổi, chia sẻ những kết quả bước đầu thực hiện nội dung thi đua năm học; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và trong công tác chỉ đạo; từ đó động viên cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả. Tọa đàm có thể phối hợp giữa nhiều đơn vị với nhau.
3. Tháng 12/2016 và tháng 1/2017
- Căn cứ điều kiện thực tế, nhân dịp sơ kết học kỳ I, công đoàn các Bộ phận có thể phối hợp với Chính quyền đồng cấp tổ chức biểu dương những cá nhân, tập thể bước đầu thực hiện tốt phong trào thi đua; tổ chức tuyên truyền điển hình tiên tiến với những cách làm hay, sáng tạo, những giải pháp đổi mới mang lại hiệu quả thiết thực.
- Công đoàn ĐHKT-ĐHQGHN tổ chức tọa đàm thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” học kỳ I để rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong học kỳ II năm học 2016 -2917.
4. Tháng 5 và 6/2017
Công đoàn các Bộ phận tổ chức đánh giá kết quả sau 1 năm thực hiện nội dung thi đua, đồng thời tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
5. Tháng 7/2017
Công đoàn ĐHKT -ĐHQGHN tổ chức tổng kết 1 năm thực hiện phong trào thi đua: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
IV. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1. Tiêu chí đánh giá đối với tập thể
- Các văn bản chỉ đạo và phát động, triển khai thực hiện phong trào thi đua năm học của đơn vị.
- Số lượng và hình thức các cuộc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động về nội dung thi đua và chủ trương đổi mới của ngành và các giải pháp thực hiện của đơn vị.
- Tỷ lệ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động thực hiện có sáng tạo, hiệu quả việc tuyên truyền chủ trương đổi mới giáo dục và đạo tạo tới động nghiệp và cộng đồng xã hội so với tổng số cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động của đơn vị.
- Số lượng việc làm đổi mới, sáng tạo đã thực hiện có hiệu quả so với số lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động tại đơn vị. Số lượng công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm đã được nghiệm thu, được áp dụng vào thực tiễn và mang lại hiệu quả.
- Số lượng các việc làm đổi mới mang lại hiệu quả được đồng nghiệp công nhận, học tập làm theo, được phổ biến nhân rộng trong và ngoài đơn vị; làm thay đổi tích cực đến hình ảnh và chất lượng giảng dạy, giáo dục của đơn vị.
- Số lượng các nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” được thành lập trong đơn vị. Số lượng và kết quả các việc làm đổi mới, sáng tạo mà các nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” đã thực hiện.
- Kết quả chất lượng các hoạt động của đơn vị so với cùng kỳ năm học trước. kết quả này được lượng hóa bằng các số liệu: tỷ lệ xếp loại cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động; số lượng đề tài, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, công trình nghiên cứu khoa học đã hoàn thành; số lượng bài báo được đăng trong nước và quốc tế; số lượng sinh viên vi phạm kỷ luật, bỏ học; tỷ lệ sinh viên đỗ tốt nghiệp…
2. Tiêu chí đánh giá đối với cá nhân
a) Đối với cán bộ quản lý:
- Thực hiện có sáng tạo, hiệu quả tuyên truyền chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo tới đồng nghiệp và cộng đồng xã hội.
- Giải pháp đổi mới trong công tác quản lý đơn vị ( bộ môn, khoa, viện…)
- Giải pháp đổi mới trong công tác khác: giảng dạy, nghiên cứu khoa học…
- Kết quản học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị
- Tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Kết quả thực hiện các giải pháp giúp đỡ đồng nghiệp
b) Đối với nhà giáo:
- Thực hiện có sáng tạo, hiệu quả việc tuyên truyền chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo tới đồng nghiệp và công đồng xã hội
- Giải pháp đổi mới trong công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học…
- Kết quả học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luân chính trị.
- Tu dưỡng, rèn luyên phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Kết quả thực hiện các giải pháp giúp đỡ đồng nghiệp
c) Đối với người lao động
- Thực hiện có sáng tạo, hiệu quả việc tuyên truyền chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo tới đồng nghiệp và công đồng xã hội
- Kết quả học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luân chính trị.
- Tu dưỡng, rèn luyên phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Kết quả thực hiện các giải pháp giúp đỡ đồng nghiệp
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công đoàn Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
- Phát động, triển khai phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2016 - 2017 đến các Công đoàn Bộ phận.
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tọa đàm, hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm và tổng kết đánh giá việc thực hiện phong trào thi đua trong năm học
- Kịp thời biểu dương khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
2. Công đoàn Bộ phận các đơn vị
- Phối hợp với Chính quyền đồng cấp tổ chức phát động, triển khai các nội dung thi đua năm học 2016 - 2017 đến cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, các tập thể và cá nhân từ đầu năm học 2016 - 2017; đồng thời cụ thể hóa nội dung thi đua thành những tiêu chí cụ thể phù hợp với đơn vị
- Tổ chức cho các nhân và tập thể đăng ký thi đua năm học 2016 -2017
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua “ Đổi mới, sáng tạo trong dạy va học”, tổ chức sơ kết học kỳ I và tổng kết cuối năm học kỳ 2016 - 2017.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, hội nghị nhân rộng điển hình tiên tiến, phổ biến các giải pháp hay, những sáng tạo, đổi mới mà mỗi nhà giáo, mỗi tổ chuyên môn đã thực hiện hiệu quả trong quá trình triển khai phong trào thi đua.
- Khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng kịp thời, đúng thời gian quy định
- Báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua về Công đoàn Trường ĐHKT-ĐHQGHN vào dịp tổng kết và bình bầu các danh hiệu thi đua năm học 2016-2017.
Ban Chấp hành Công đoàn Trường ĐHKT - ĐHQGHN quán triệt và phát động triển khai phong trào thi đua với chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” năm học 2016 - 2017 đến các Công đoàn Bộ phận và toàn thể Công đoàn viên.
Đề nghị các công đoàn Bộ phận và toàn thể Công đoàn viên hưởng ứng tích cực và triển khai thực hiện.