Năm học 2020-2021, PGS.TS. Nguyễn An Thịnh - Trưởng Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã trở thành tác giả chính của 8 bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI (3 bài Q1 và 5 bài Q2); chủ biên 5 cuốn sách chuyên khảo - trong đó có 2 cuốn được xuất bản bởi NXB Springer - một nhà xuất bản giàu truyền thống và có uy tín hàng đầu thế giới.
Các
bài báo là sản phẩm của các đề tài NCKH cấp Nhà nước và hợp tác quốc tế với các
học giả của các trường đại học, tổ chức nghiên cứu lớn trên thế giới. Đó là:
1)
Nghiên cứu tác động của mưa axit tới các hệ sinh thái nông nghiệp tại vùng miền
núi Việt Nam (Pham, H.T.T., Nguyen, A.T., Nguyen, T.T.H. et al. Stakeholder Delphi-perception analysis on
impacts and responses of acid rain on agricultural ecosystems in the Vietnamese
upland. Environ Dev Sustain 22,
4467–4493 (2020). https://doi.org/10.1007/s10668-019-00393-6) (SCIE, Q2,
tác giả chính).
2)
Nghiên cứu đa dạng hóa sinh kế và áp lực tới sử dụng đất dốc vùng miền núi phía
Bắc (Nguyen, A.T., Hens, L. Diversified
responses to contemporary pressures on sloping agricultural land: Thai farmer’s
perception of mountainous landscapes in northern Vietnam. Environ Dev Sustain 23, 5411–5429 (2021). https://doi.org/10.1007/s10668-020-00822-x) (SCIE, Q2,
tác giả chính).
3) Sử dụng tiếp cận lai dựa trên kết hợp GIS với Fuzzy
AHP-TOPSI trong đánh giá và xây dựng bản đồ thiên tai ngập lụt tại vùng duyên
hải Nam Trung Bộ (Nguyen, Huu X., An T. Nguyen, Anh T. Ngo, Van T. Phan, Trong
D. Nguyen, Van T. Do, Dinh C. Dao, Dinh T. Dang, Anh T. Nguyen, The K. Nguyen,
and Luc Hens. 2020. "A Hybrid Approach Using GIS-Based Fuzzy
AHP–TOPSIS Assessing Flood Hazards along the South-Central Coast of
Vietnam" Applied Sciences 10, No.20: 7142. https://doi.org/10.3390/app10207142) (SCIE, Q1, tác giả chính)
4) Nghiên
cứu xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên đảo ven bờ
vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Nguyen, C.H., Nguyen, A.T., Truong, Q.H. et al. Natural resource use conflicts and
priorities in small islands of Vietnam. Environ Dev Sustain (2021). https://doi.org/10.1007/s10668-021-01502-0) (SCIE, Q2,
tác giả chính).
5) Nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất với
thay đổi sinh kế của đồng bào dân tộc ít nước vùng biên Việt - Trung (Nguyen,
A.T., Turner, S. & Kalacska, M. Challenging
slopes: ethnic minority livelihoods, state visions, and land-use land cover
change in Vietnam’s northern mountainous borderlands. Environ Dev Sustain
(2021). https://doi.org/10.1007/s10668-021-01539-1) (SCIE, Q2,
tác giả chính).
6) Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do
biến đổi khí hậu và chiến lược thích ứng của đồng bào dân tộc ít người vùng
miền núi phía Bắc (Nguyen, T.A., Nguyen, B.T., Van Ta, H. et al. Livelihood vulnerability to climate
change in the mountains of Northern Vietnam: comparing the Hmong and the Dzao
ethnic minority populations. Environ Dev Sustain (2021). https://doi.org/10.1007/s10668-020-01221-y) (SCIE, Q2,
tác giả chính).
7) Nghiên cứu thực nghiệm tác động của mưa axit tới sinh
trưởng và thay đổi năng suất cây trồng ở vùng miền núi phía Bắc (Pham, Ha T.T.,
An T. Nguyen, Anh T.N. Do, and Luc Hens. 2021. "Impacts of Simulated Acid Rain on the Growth
and the Yield of Soybean (Glycine max (L.) Merr.) in the Mountains of Northern
Vietnam" Sustainability 13, No.9: 4980. https://doi.org/10.3390/su13094980) (SCIE/SSCI, Q1, tác giả chính).
8)
Nghiên cứu hiệu quả sử dụng tài nguyên nước trong canh tác cây cà phê Robusta
tại vùng Tây Nguyên (Tran, Duyen N.L., Tien D. Nguyen, Thuy T. Pham, Roberto F.
Rañola Jr., and Thinh A. Nguyen 2021. "Improving
Irrigation Water Use Efficiency of Robusta Coffee (Coffea canephora) Production
in Lam Dong Province, Vietnam" Sustainability 13, No. 12: 6603. https://doi.org/10.3390/su13126603) (SCIE/SSCI,
Q1, tác giả chính).
Nội
dung các bài báo quốc tế của PGS.TS Nguyễn An Thịnh đề cập tới các vấn đề kinh
tế và phát triển tại các vùng ở Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài báo,
các chính sách về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi
khí hậu được đề xuất cho các vùng đặc thù của Việt Nam: đề xuất chính sách phát
triển kinh tế và sinh kế bền vững thích ứng biến đổi khí hậu tại vùng miền núi
phía Bắc; đề xuất chính sách giảm nhẹ thiên tai và tăng trưởng xanh tại vùng
duyên hải Nam Trung Bộ; đề xuất chính sách phát triển nông nghiệp tại vùng Tây
Nguyên.
PGS.TS Nguyễn An Thịnh (đứng
thứ hai từ trái sang) và các đại biểu tham gia hội thảo nghiên cứu do Trường ĐHKT
phối hợp với Nhà xuất bản Springer tổ chức tháng 11/2019
Khi được hỏi về động lực để có thể "sản xuất" được
số lượng bài báo quốc tế lớn và đăng trên các tạp chí xếp hạng Q1, Q2 thuộc hệ
thống ISI, PGS.TS Nguyễn An Thịnh chia sẻ : "Nghiên cứu khoa học tạo nên giá trị cốt lõi của bản thân tôi. Với nhận
thức đó, mặc dù rất bận vì nhiệm vụ quản lý, giảng dạy, gia đình và công tác xã
hội, tôi luôn dành tối đa thời gian trống để trao đổi chuyên môn, nghiên cứu
khoa học, viết báo và viết sách. Với tôi, nghiên cứu khoa học được duy trì đều
đặn như một thói quen hàng ngày. Một lý do nữa là trong quá trình công
tác, tôi luôn được các bậc thầy, các đồng nghiệp, các đối tác hỗ trợ và hợp tác
tích cực, do đó mới có thể thực hiện được một lượng công việc lớn như vậy trong
năm học 2020-2021".
Theo thống kê từ Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác
Phát triển, năm học 2020-2021, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN có 93 bài báo quốc tế, trong đó
có 75 bài được đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI, SCOPUS. PGS.TS Nguyễn An
Thịnh là giảng viên có nhiều bài báo đăng trên tạp chí quốc tế nhất Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN năm học 2020-2021.
PGS.TS Nguyễn An Thịnh - chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về Kinh tế và Quản lý tài nguyên môi trường. Hiện nay ông là Trưởng Khoa Kinh
tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đồng thời đảm nhận cương vị Phó
chủ tịch Hiệp hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế tại Việt Nam (VN-IALE).
Các
nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn An Thịnh tập trung vào sử dụng tiếp cận lai
(hybrid approach) trong phân tích, đánh giá và đề xuất chính sách phát triển
bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai các vùng miền trong
lãnh thổ Việt Nam.
Ông đã viết 19 cuốn sách xuất bản trong và ngoài nước; xuất
bản hơn 100 bài báo trong nước và hơn 30 bài báo trên tạp chí quốc tế thuộc
danh mục ISI/SCOPUS; chủ trì và thực hiện hơn 50 đề tài nghiên cứu khoa học các
cấp.
Ông là 1 trong 26
nhà khoa học tiêu biểu về công bố quốc tế được vinh danh trong Báo cáo thường niên năm 2020 Đại học Quốc gia Hà Nội. |
Bài liên quan:
- Top
10 nhà khoa học tiêu biểu ĐHQGHN 2019: Khoa Kinh tế Phát triển đóng góp 2 gương
mặt
- 4
nhà khoa học của Trường ĐHKT được ĐHQGHN vinh danh năm 2020