Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song song việc phải đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn thì hoạt động đầu tư tài chính cá nhân trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng tiềm năng.
Ông Phạm Thiên Quang, diễn giả chính tại Tọa đàm “Tác động
của bối cảnh kinh tế thế giới tới các kênh đầu tư tài chính cá nhân” do Khoa
Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với
Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế vào ngày
1/7/2021 đã đưa ra những phân tích, nhận định mới về bối cảnh, nguyên nhân, các
phương tiện cần có để đầu
tư tài chính hiệu quả cũng như đề xuất khuyến nghị cho các cá nhân khi tham gia vào các kênh
đầu tư tài chính cá nhân.
Theo thống kê của hãng CrossBorder Capital, thanh khoản quốc tế đang có sự gia tăng và bứt
phá mạnh mẽ sau tác động của đại dịch, trong khi đó lượng tài sản mục tiêu đầu tư còn
rất ít, khiến cho khả năng đầu tư có lợi là rất cao. Bên cạnh đó, xu hướng thế
giới cũng chỉ ra rằng, những tháng đầu năm 2021, việc sử dụng dịch vụ quản lý
cá nhân và quản lý tài sản gia tăng đáng kể so với năm 2019. Các dịch vụ này
chủ yếu hướng tới các mục đích như tiết kiệm cho mục tiêu cá nhân (hưu trí,
giáo dục, nhà cửa,...); bảo vệ tài sản (từ nguồn vốn đầu tư, lạm phát,...); đảm
bảo thu nhập/an toàn tài chính đầy đủ. Trong khi đó tại Việt Nam, cho tới thời điểm cuối tháng 5/2021, số tài
khoản chứng khoán trên thị trường Việt Nam ở mức hơn 3,25 triệu tài khoản,
tương đương 3,2% tổng dân số, nghĩa là Việt Nam mới đang ở giai đoạn bắt đầu
phát triển (thông thường chiếm 13,5% trên toàn tệp dân số), vẫn là nhóm thiểu số tiếp cận
kênh đầu tư trong một nền kinh tế/thị trường chứng khoán còn tiềm năng tăng
trưởng cao trong nhiều năm tới.
Theo ông Phạm
Thiên Quang, trung bình một khách hàng gắn
bó với VnDirect chỉ khoảng 2 năm - đây được cho là khoảng thời gian rất ngắn. Lý
do chủ yếu khiến họ không thể tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp đó là do họ
nhận thấy đầu tư cá nhân không phải là kênh đầu tư hiệu quả và đã bị mất đi
nhiều tài sản giá trị. Tuy nhiên, đứng trên cương vị là một nhà đầu tư, một nhà
tư vấn và một người chia sẻ kinh nghiệm hoạt động lâu năm của mình trên thị
trường chứng khoán, ông Quang cho biết, môi trường này đòi hỏi một tâm thế vững
vàng, bình tĩnh và mở lòng chấp nhận rủi ro.
Cuộc sống tài chính cá nhân sẽ gặp phải nhiều nỗi bất an
như chưa đủ tài chính để thực hiện mục tiêu; tiền đang gửi ngân hàng không sinh
lời như trước gây áp lực mạnh mẽ cho người gửi tiền tiết kiệm truyền thống. Đối
với nỗi lo về tiền gửi ngân hàng, ông Quang chia sẻ: “Duy trì an toàn ở mức thấp mới là rủi ro lớn nhất về mặt
tài chính, lãi suất tiết kiệm thấp trong bối cảnh lạm phát đang làm mất giá
đồng tiền, khiến cho việc gửi tiết kiệm không còn mang lại nhiều lợi nhuận”.
Nỗi lo cuối cùng đó là câu hỏi nên đầu tư dài hạn như thế nào trong tương lai;
không rõ mình đang đầu tư một cách an toàn hay không? Trên thực tế, hơn 90% số nhà đầu
tư là giao dịch chứng khoán thua lỗ sau một thời gian nếu không có kỷ luật đầu
tư, chỉ tập trung giao dịch mua bán cổ phiếu và thiếu kiến thức đầu tư tài
chính.
Có một số nguyên nhân dẫn đến những bất an trên như (i) quan
tâm nhiều tới cơ hội kiếm tiền ngắn hơn là con đường tích sản và sinh lời dài
hạn; (ii) không hiểu rõ điều kiện tài chính - điều kiện đầu tư và điều kiện cá
nhân để có thể ra quyết định lựa chọn đúng và hành động theo tâm lý đám đông;
(iii) không coi đầu tư là một kỹ năng sống thiết yếu để bảo vệ sức khỏe tài
chính và tài sản tích lũy; (iv) không biết chọn nhà đồng hành và môi trường tin
cậy để thực hiện đầu tư và quản lý tài sản; (v) không lập kế hoạch tài chính
đầu tư và bám kế hoạch để tích lũy sự hiểu biết và gia tăng tài sản; (vi) không
thiết lập bản đồ tư duy đầu tư và hiểu biết về các khái niệm đầu tư cơ bản;
(vii) không hiểu biết các kênh đầu tư tài chính đa dạng.
Vậy các phương tiện cần có để đầu
tư hiệu quả là gì? Diễn giả đã đưa ra ba
điều kiện đủ để đầu tư sinh lời: Thứ nhất là nhà đầu tư cần có sự hiểu biết, chắc chắn về
khoản đầu tư của mình cũng như có tầm nhìn trọn đời, thiết lập kỷ luật tích sản, tự do
tài chính, gia tăng thịnh vượng, ý nghĩa xã hội và mối quan hệ trong cộng đồng; thứ hai là đảm bảo khả năng sinh lời và thứ
ba liên quan đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, ông đã đưa ra mô hình Tháp DGO - Tháp
tài sản và hệ sinh thái với mục đích để hỗ trợ các cá nhân lựa chọn các chiến
lược đầu tư đa dạng và phù hợp với các điều kiện, mục tiêu đầu tư riêng của mỗi khách hàng. Bốn phương
tiện cần để đi trên con đường DGO bao gồm: (i) Tự do tài chính; (ii) Trí tuệ đầu tư; (iii) Bạn đồng hành;
và (iv) Phong cách đầu tư. Ông Quang đã giới thiệu Tháp tài sản DGO bắt đầu từ DLIFE - Đầu
tư bảo toàn, an tâm tài chính với những ứng dụng hỗ trợ nhà đầu tư như Dmoney
(VNDBF/Dbond/Vbond); Dlife (Tích sản hưu trí); và D-Insure (Nhân thọ và phi
nhân thọ). Tầng giữa của tháp là DSIP - Đầu tư tích sản, tiết kiệm định kỳ với
những dịch vụ phục vụ cho tăng trưởng riêng của một doanh nghiệp; tăng trưởng
của danh mục theo mục tiêu (Bảo toàn vốn - VNDAF & Vbond; VN Value); và
tăng trưởng theo thị trường chung (VNDAF/ETF). Đỉnh của tháp là DACTIVE - Đầu
tư chủ động, nắm bắt cơ hội bao gồm các dịch vụ như Dtrade (cơ sở/phát sinh);
và Dstock (Stockpick/Dportfolio).
Từ những phân
tích trên, các khuyến nghị rút ra cho các
cá nhân khi tham gia vào các kênh đầu tư tài chính cá nhân được diễn giả đề xuất gồm:
(1) Nên có kế hoạch
tài chính rõ ràng, đưa ra được mục tiêu đầu tư cụ thể và nỗ lực hướng tới mục tiêu lâu dài để
có thể vượt qua được những biến động tài chính; (2) Trau dồi, cập nhật kiến thức về
bối cảnh quốc tế, thị trường tài chính quốc tế, thị trường tài chính trong nước; và (3) Nếu không có thời gian
tìm hiểu và cập nhật hàng ngày về thông tin thị trường tài chính thì nhà đầu tư
có thể tận dụng những quỹ mở nhằm tận dụng một đội ngũ chuyên nghiệp chọn lọc
và đa dạng hóa rổ đầu tư của mình.
Diễn giả chính:
| Ông Phạm Thiên Quang: Giám đốc Dịch vụ đầu tư VN Direct,
đồng thời là CFA Charterholder nổi tiếng trong giới CFA Vietnam
Comunity. Ông từng giữ chức Giám
đốc khu vực phía nam của AFTC - amiCoach, có kinh nghiệm giảng dạy hàng trăm khóa học về tài chính và đầu tư. Trước
đó, ông từng làm phân tích
đầu tư tại PVFC Capital và phụ trách Phòng Phân tích Công ty chứng khoán Sài
Gòn - Hà Nội. Với hơn 15 năm kinh nghiệm tham gia thị trường với tư cách là nhà
đầu tư chuyên nghiệp, ông đã có những chia
sẻ thiết thực và hữu ích về các kênh và cách thức đầu tư tài chính hiệu quả. |