Chính phủ được đề nghị đánh giá kỹ hơn về CPI, nợ xấu
12/05/2015 08:46
Chính phủ nhìn nhận về tình hình kinh tế - xã hội 2014 khá lạc quan, song một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế cho rằng cần phân tích, đánh giá cụ thể hơn một số vấn đề, trong đó có chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và nợ xấu.
Tại phiên họp sáng 11/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đã trình bày báo cáo thẩm tra báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
Đến nay, đánh giá lại cho thấy nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, các cân đối vĩ mô tiếp tục ổn định hơn, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
CPI có chênh lệch quá lớn
Tuy nhiên, không ít vấn đề mà theo một số ý kiến tại Ủy ban thì Chính phủ cần phân tích, đánh giá cụ thể hơn.
Thứ nhất là đánh giá tác động toàn diện và thực chất hơn về công tác điều hành chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2014. Bởi, theo số ước thực hiện báo cáo tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 và kết quả thực hiện có sự chênh lệch quá lớn: CPI kế hoạch Quốc hội giao tăng khoảng 7,0%, số báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 là 4,5 - 4,6%, số liệu đánh giá lại là 1,84% so với tháng 12/2013.
Phải phân tích cụ thể hơn, theo các ý kiến đề nghị là bởi công tác dự báo, điều hành CPI sẽ tác động mạnh đến kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân và tâm lý xã hội, tâm lý thị trường.
Vấn đề thứ hai cần Chính phủ đánh giá cụ thể hơn là hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động có lãi thấp. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước còn chậm, chất lượng và hiệu quả tái cơ cấu chưa cải thiện nhiều.
Băn khoăn ở đây là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng lên, khu vực FDI đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, nhất là đóng góp kim ngạch xuất khẩu tới 65% - 67% tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ riêng Samsung Việt Nam đã đóng góp xuất siêu 10 tỷ USD trong hai năm: năm 2013 xuất siêu 3,9 tỷ USD, năm 2014 xuất siêu 6,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, tác động của FDI trong việc nâng cao trình độ công nghệ cho nền kinh tế Việt Nam chưa rõ nét.
Có ý kiến quan ngại rằng, nếu nguồn vốn FDI rút khỏi thị trường sẽ tác động xấu đến sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta, Chủ nhiệm Giàu phản ánh
Vấn đề tiếp theo liên quan đến nợ xấu. Một số ý kiến cho rằng nợ xấu ngân hàng ổn định không có biến động lớn qua các năm.
Theo các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2011 nợ xấu chiếm 3,07%, cuối năm 2012 chiếm 4,08%, cuối năm 2013 chiếm 3,61% đến cuối năm 2014 chiếm 3,25%. Ngoài ra, đến ngày 21/12/2014, Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng (VAMC) phát hành trái phiếu đặc biệt 79,3 nghìn tỷ đồng (khoảng 2% dư nợ) mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
“Tuy nhiên, có vài thời điểm và ý kiến nhận định của một số tổ chức làm sai lệch thông tin tác động lớn đến tâm lý xã hội, thị trường và tác động đến hoạch định chính sách”, ông Giàu nói.
Thực tế khác cần phân tích cụ thể hơn của Chính phủ, đó là sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, vẫn xảy ra tình trạng được mùa mất giá, gây thiệt hại và bức xúc cho người dân.
Công tác quản lý, sử dụng đất đai ở các công ty nông, lâm nghiệp quốc doanh, quá trình cổ phần hóa chậm, các điều kiện kinh doanh vẫn là các rào cản lớn cho quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp, còn có chênh lệch lớn về mức sống và an sinh giữa các vùng, nhóm dân cư... cũng là những vấn đề mà một số vị ở cơ quan thẩm tra muốn có phân tích kỹ hơn từ Chính phủ.
Nợ công tiếp tục gia tăng
Với tình hình những tháng đầu năm 2015, một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế lo ngại về xu hướng nhập siêu lớn, khi 4 tháng đã nhập siêu 3 tỷ USD, tương đương khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội là 5%.
Trong đó có nguyên nhân do kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản giảm 15,8% so cùng kỳ, đồng thời lo ngại sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu từ 1-2 thị trường.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu sự tác động từ sự sụt giảm của giá cả hầu hết hàng hóa trên thế giới, trong đó có cả những hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế. Do vậy, xuất khẩu năm 2015 dự báo sẽ khó khăn hơn, nhất là cầu bên ngoài còn yếu và nhiều nước giảm giá mạnh đông tiên so với đồng USD, đẫn đến thâm hụt thương mại trong năm 2015 ở mức cao, báo cáo nêu rõ.
Vẫn nằm trong những quan ngại là nợ công tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, theo báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 dự kiến ở mức 31%.
Đề cập nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới, cơ quan thẩm tra đề xuất xem xét trình Quốc hội ban hành luật hoặc nghị quyết riêng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đế bảo đảm hiệu quả của quá trình cổ phần hóa, tăng cường giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời đề cao trách nhiệm người đứng đầu nhằm tạo chuyển biến một cách căn bản, rõ nét hơn trong quá trình thực thi công vụ. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng; công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hành chính và có chế tài xử lý để giảm chi phí không chính thức.
Liên quan đến việc nhượng quyền khai thác công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, cơ quan thẩm tra cho rằng cần tính toán thận trọng, kỹ lưỡng, có chiến lược rõ ràng, có cơ sở pháp lý để không làm tăng gánh nặng chi phí dịch vụ quá sức chịu đựng của ngưòi dân, doanh nghiệp.
Đến nay, đánh giá lại cho thấy nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, các cân đối vĩ mô tiếp tục ổn định hơn, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
CPI có chênh lệch quá lớn
Tuy nhiên, không ít vấn đề mà theo một số ý kiến tại Ủy ban thì Chính phủ cần phân tích, đánh giá cụ thể hơn.
Thứ nhất là đánh giá tác động toàn diện và thực chất hơn về công tác điều hành chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2014. Bởi, theo số ước thực hiện báo cáo tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 và kết quả thực hiện có sự chênh lệch quá lớn: CPI kế hoạch Quốc hội giao tăng khoảng 7,0%, số báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 là 4,5 - 4,6%, số liệu đánh giá lại là 1,84% so với tháng 12/2013.
Phải phân tích cụ thể hơn, theo các ý kiến đề nghị là bởi công tác dự báo, điều hành CPI sẽ tác động mạnh đến kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân và tâm lý xã hội, tâm lý thị trường.
Vấn đề thứ hai cần Chính phủ đánh giá cụ thể hơn là hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động có lãi thấp. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước còn chậm, chất lượng và hiệu quả tái cơ cấu chưa cải thiện nhiều.
Băn khoăn ở đây là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng lên, khu vực FDI đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, nhất là đóng góp kim ngạch xuất khẩu tới 65% - 67% tổng kim ngạch xuất khẩu, chỉ riêng Samsung Việt Nam đã đóng góp xuất siêu 10 tỷ USD trong hai năm: năm 2013 xuất siêu 3,9 tỷ USD, năm 2014 xuất siêu 6,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, tác động của FDI trong việc nâng cao trình độ công nghệ cho nền kinh tế Việt Nam chưa rõ nét.
Có ý kiến quan ngại rằng, nếu nguồn vốn FDI rút khỏi thị trường sẽ tác động xấu đến sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta, Chủ nhiệm Giàu phản ánh
Vấn đề tiếp theo liên quan đến nợ xấu. Một số ý kiến cho rằng nợ xấu ngân hàng ổn định không có biến động lớn qua các năm.
Theo các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2011 nợ xấu chiếm 3,07%, cuối năm 2012 chiếm 4,08%, cuối năm 2013 chiếm 3,61% đến cuối năm 2014 chiếm 3,25%. Ngoài ra, đến ngày 21/12/2014, Công ty Quản lý tài sản tổ chức tín dụng (VAMC) phát hành trái phiếu đặc biệt 79,3 nghìn tỷ đồng (khoảng 2% dư nợ) mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
“Tuy nhiên, có vài thời điểm và ý kiến nhận định của một số tổ chức làm sai lệch thông tin tác động lớn đến tâm lý xã hội, thị trường và tác động đến hoạch định chính sách”, ông Giàu nói.
Thực tế khác cần phân tích cụ thể hơn của Chính phủ, đó là sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, vẫn xảy ra tình trạng được mùa mất giá, gây thiệt hại và bức xúc cho người dân.
Công tác quản lý, sử dụng đất đai ở các công ty nông, lâm nghiệp quốc doanh, quá trình cổ phần hóa chậm, các điều kiện kinh doanh vẫn là các rào cản lớn cho quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp, còn có chênh lệch lớn về mức sống và an sinh giữa các vùng, nhóm dân cư... cũng là những vấn đề mà một số vị ở cơ quan thẩm tra muốn có phân tích kỹ hơn từ Chính phủ.
Nợ công tiếp tục gia tăng
Với tình hình những tháng đầu năm 2015, một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế lo ngại về xu hướng nhập siêu lớn, khi 4 tháng đã nhập siêu 3 tỷ USD, tương đương khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội là 5%.
Trong đó có nguyên nhân do kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản giảm 15,8% so cùng kỳ, đồng thời lo ngại sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu từ 1-2 thị trường.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu sự tác động từ sự sụt giảm của giá cả hầu hết hàng hóa trên thế giới, trong đó có cả những hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế. Do vậy, xuất khẩu năm 2015 dự báo sẽ khó khăn hơn, nhất là cầu bên ngoài còn yếu và nhiều nước giảm giá mạnh đông tiên so với đồng USD, đẫn đến thâm hụt thương mại trong năm 2015 ở mức cao, báo cáo nêu rõ.
Vẫn nằm trong những quan ngại là nợ công tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, theo báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 dự kiến ở mức 31%.
Đề cập nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới, cơ quan thẩm tra đề xuất xem xét trình Quốc hội ban hành luật hoặc nghị quyết riêng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đế bảo đảm hiệu quả của quá trình cổ phần hóa, tăng cường giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng thời đề cao trách nhiệm người đứng đầu nhằm tạo chuyển biến một cách căn bản, rõ nét hơn trong quá trình thực thi công vụ. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng; công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hành chính và có chế tài xử lý để giảm chi phí không chính thức.
Liên quan đến việc nhượng quyền khai thác công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, cơ quan thẩm tra cho rằng cần tính toán thận trọng, kỹ lưỡng, có chiến lược rõ ràng, có cơ sở pháp lý để không làm tăng gánh nặng chi phí dịch vụ quá sức chịu đựng của ngưòi dân, doanh nghiệp.
Theo Nguyễn Lê (Nguồn: http://vneconomy.vn)