Đăng ký KĐCL trên cơ sở báo cáo tự đánh giá và đề nghị chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục là quá trình ghi nhận sự thay đổi trong phương thức quản trị chất lượng nên Nhà trường xem đây là quá trình cải tiên tục để thỏa mãn một dịch vụ mà đối tượng hưởng lợi là người học, là các tổ chức/doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung trong bối cảnh giáo dục hội nhập quốc tế. Quá trình KĐCL đã giúp nhà Trường:
+ Xem xét thực trạng của Nhà trường ở tất cả các lĩnh vực hoạt động (trên cơ sở Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học của Bộ GD&ĐT).
+ Tìm ra những điểm mạnh, điểm tồn tại, xác định những cơ hội và thách thức đối với nhà Trường.
+ Xác định các kế hoạch hành động cụ thể nhằm tiếp tục phát huy những điểm mạnh và từng bước cải tiến những điểm còn tồn tại, nâng cao chất lượng các hoạt động của Nhà trường trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.
+ Ra quyết định cho việc điều chỉnh và thiết lập các chính sách chất lượng trong các hoạt động đào tạo nhằm tăng trách nhiệm giải trình và cam kết chất lượng cho đơn vị đào tạo.
Trên cơ sở “tự soi gương”, các vấn đề liên quan được các đơn vị chức năng nhận diện và đề xuất kế hoạch cải tiến. Hiệu quả cải tiến bước đầu nằm ở cam kết của lãnh đạo các cấp để hiện thực hóa thành quy định và chính sách chất lượng.
Thực hiện chu trình KĐCL đối với các cơ sở giáo dục đại học và trên cơ sở công nhận kết quả KĐCL đạt chuẩn chất lượng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016 (giấy chứng nhận KĐCL số hiệu 03/CEAHCM-TR, QĐ số 41/QĐ-TTKĐ ngày 09/9/2016), năm 2018 Trường tiếp tục thực hiện Báo cáo tự đánh giá giữa chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục (theo Kế hoạch số 3547/KH-ĐHKT, ngày 19/12/2018).
Căn cứ kết quả báo cáo đánh giá ngoài, căn cứ tình hình thực tiễn trải khai các hoạt động của Nhà trường trong giai đoạn 2016-2018, Trường ĐHKT, ĐHQGHN đã xác định rõ các giải pháp khắc phục những thiếu sót và tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo và NCKH...để từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng toàn diện, tiến tới phát triển Nhà trường trong dài hạn từ nay đến 2020 và tầm nhìn 2030 và đạt mục tiêu “trở thành một trong những trường đại học định hướng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của ĐHQGHN, trong đó có một số ngành được kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA) vào năm 2015; và được xếp hạng ngang tầm với một số đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có một số ngành và chuyên ngành được kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA) vào năm 2020. Cụ thể:
1. Về mặt chiến lược
- Sứ mạng của Trường được rà soát điều chỉnh dựa trên thực tiễn phát triển giáo dục trong nước và quốc tế, và theo định hướng phát triển chung của ĐHQGHN trong dài hạn. Thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ NCKH cho phù hợp với sứ mạng và tiệm cận mục tiêu chiến lược phát triển của Trường giai đoạn 2020-2030, đảm bảo (i) Xây dựng và phát triển các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm, các nhóm nghiên cứu mạnh trong các lĩnh vực kinh tế và kinh doanh. Công bố các sản phẩm quốc tế có giá trị khẳng định thương hiệu trường đại học định hướng nghiên cứu; (ii) Xây dựng Trường trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới nghiên cứu về kinh tế và kinh doanh trong nước cũng như quốc tế; (iii) Thực hiện thành công các chương trình NCKH trọng điểm, các nghiên cứu mũi nhọn phù hợp với tình hình phát triển KTXH của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Thực hiện chuyển giao các kết quả nghiên cứu và giải pháp tăng cường hiệu quả các hoạt động nghiên cứu góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của Trường ĐHKT.
- Bộ máy tổ chức của Trường được đổi mới, các hoạt động của Nhà trường được vận hành với phương thức gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, theo định hướng đại học nghiên cứu, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho một số đơn vị (viện, trung tâm);
- Áp dụng thẻ điểm cân bằng và chỉ số KPI trong xây dựng kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện KHNV để phân bổ ngân sách, đảm bảo chiến lược phát triển Trường theo giai đoạn 2020 – 2035.
2. Về đào tạo
- Mở rộng quy mô và bổ sung các hình thức đào tạo: chính quy, CLC TT23, hợp tác đào tạo quốc tế và các khoá đào tạo ngắn hạn.... theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, thu học phí tương ứng chất lượng đào tạo và đẩy mạnh các CTĐT liên kết quốc tế... đảm bảo kinh phí tương xừng chất lượng đào tạo để hướng đến tự chủ kinh phí;
- Mở rộng các chương trình thực tập thực tế cho SV năm thứ 3, 4 và với tất cả các ngành học hệ cử nhân, bao gồm cả CTĐT CLLC tại các tổ chức/doanh nghiệp tại Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận nhằm nâng cao tính thực tiễn trong kiến thức và kỹ năng của SV, đồng thời giúp SV tiếp cận kinh nghiệm làm việc của các chuyên gia trong lĩnh vực. Các hoạt động thực tập thực tế theo chiều sâu (đào tạo nghiệp vụ, đào tạo theo vị trí công việc) được xây dựng; việc tăng thêm 1 khóa thực tập/thực tế nhằm giúp SV có thêm cơ hội trải nghiệm kiến thức và kỹ năng nghề tại các doanh nghiệp, tổ chức. Xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên, các khóa học ngắn hạn study tour...
- Áp dụng hành chính một cửa nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện hỗ trợ người học một cách tối đa với sự hỗ trợ của Tổ công tác 24/7
3. Về NCKH và HTPT
- Điều chỉnh định hướng nghiên cứu với một số các giải pháp cụ thể cho hoạt hoạt động NCKH đến năm 2020, tầm nhìn 2035:
+ Xây dựng những định hướng nghiên cứu và đề xuất danh mục đề tài nghiên cứu;
+ Phân bổ nguồn kinh phí do ĐHQGHN cấp theo nguyên tắc: đặt trọng tâm vào mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo tiền đề cho những nghiên cứu sâu; những đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn cao, đòi hỏi phải có những khuyến nghị chính sách nhằm phát triển KTXH và kinh doanh;
+ Khai thác có hiệu quả các dự án hiện có, trong đó đặc biệt là các chương trình nghiên cứu với các đại học có uy tín cao; Phát triển mạng lưới nghiên cứu với các nhà khoa học có uy tín của nước ngoài; các giáo sư đang giảng dạy tại các trường đại học trên thế giới;
+ Tăng cường họp tác với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm tạo sự đột phá trong nghiên cứu của giảng viên; …
- Các chương trình HTQT đã giúp Trường gia tăng giá trị học thuật, góp phần (i) cải thiện các điều kiện CSVC, trang thiết bị của Trường phục vụ cho các hoạt động đào tạo; (ii) nâng cao năng lực của giảng viên, tạo môi trường quốc tế hóa cho người học và tăng nguồn thu đáng kể cho nhà trường.
- Trường đã phát triển thêm 13 đối tác, trong đó có 09 đối tác nước ngoài; Các đối tác mới đều là những đối tác lớn, có uy tín quốc tế cao.
- Các sản phẩm nghiên cứu, các đề tài đều có sự tham gia của học viên, nghiên cứu sinh và có công bố bài báo quốc tế ISI/Scopus.
4. Về tài chính và thị trường giáo dục
- Mở rộng quy mô đào tạo theo hướng đảm bảo kinh phí tương xừng chất lượng đào tạo để hướng đến tự chủ kinh phí trên cơ sở phát triển các CTĐT CLC TT23, các CTĐT thạc sỹ ứng dụng…;
- Thực hiện phân bổ ngân sách theo nguyên tắc ưu tiên các nhiệm vụ trọng điểm, có tính chiến lược trung hạn và dài hạn đảm bảo từng bước thực hiện tự chủ tài chính theo lộ trình.
- Xác định quá trình tự đánh giá mang lại cho Trường cơ hội tự phân tích đánh giá để có những cải tiến về chất lượng. Các tồn tại đã được xác định và nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, một số hoạt động đã được cụ thể hóa thành chiến lược phát triển của Nhà trường từ nay đến 2020 ngoài các yêu cầu phát triển CSVC và tài chính tương ứng:
- Xây dựng và phát triển Cơ cấu tổ chức đáp ứng yêu cầu phát triển trường đại học nghiên cứu với nhiều mô hình doanh nghiệp, từng bước hướng đến xã hội hóa hoạt động đào tạo, NCKH….
- Phát triển và bồi dưỡng nhân lực nhằm thiết lập hệ thống ĐBCL bên trong Trường; Duy trì và khẳng định chất lượng Đào tạo; Tiếp tục khẳng định thương hiệu thông qua Kiểm tra đánh giá và Kiểm định chất lượng với định hướng chuẩn ACBSP để kết nối với các CTĐT liên kết quốc tế, khu vực…
- Xây dựng và phát triển hoạt động NCKH&HTPT chuyên nghiệp nhằm phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu mở rộng phạm vi, tầm cỡ quốc tế để tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học; mở rộng các chương trình giao lưu trao đổi học thuật, đặc biệt là xây dựng các quy định để triển khai thực hiện công nhận môn học tương đương trong các chương trình trao đổi quốc tế và các CTĐT liên kết quốc tế.
Công tác tự đánh giá và KĐCL theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT tại Trường ĐHKT, ĐHQGHN được thực hiện từ năm 2011 đến nay đã rút ra được nhiều bài học bổ ích cho tất cả các Khoa/Viện và các đơn vị chức năng của Nhà trường. Mỗi đợt tự đánh giá và thực hiện KĐCL, Trường đều có những thành công và hạn chế nhất định; quá trình kiểm định mang lại cho Trường cơ hội tự phân tích đánh giá để có những cải tiến về chất lượng. Các tồn tại đã được xác định và nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, một số hoạt động đã được cụ thể hóa thành chiến lược phát triển của Nhà trường từ nay đến 2020 ngoài các yêu cầu phát triển CSVC và tài chính tương ứng:
- Xây dựng và phát triển Cơ cấu tổ chức đáp ứng yêu cầu phát triển trường đại học nghiên cứu với nhiều mô hình doanh nghiệp, tứng bước hướng đến xã hội hóa hoạt động đào tạo, NCKH….
- Phát triển và bồi dưỡng nhân lực nhằm thiết lập hệ thống ĐBCL bên trong Trường; Duy trì và khẳng định chất lượng Đào tạo; Tiếp tục khẳng định thương hiệu thông qua Kiểm tra đánh giá và Kiểm định chất lượng với định hướng chuẩn ACBSP để kết nối với các CTĐT liên kết quốc tế, khu vực…
- Xây dựng và phát triển hoạt động NCKH&HTPT chuyên nghiệp nhằm phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu mở rộng phạm vi, tầm cỡ quốc tế để tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học; mở rộng các chương trình giao lưu trao đổi học thuật, đặc biệt là xây dựng các quy định để triển khai thực hiện công nhận môn học tương đương trong các chương trình trao đổi quốc tế và các CTĐT liên kết quốc tế.