Chủ biên: TS. Tô Thế Nguyên, ThS. Nguyễn Anh Tuấn, TS. Đỗ Trường Lâm
Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
Khổ sách: 16 x 24 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Thời gian xuất bản: Năm 2021
Số trang: 100 trang
ISBN: 978-604-324-757-2
Với cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 1961-2018, nhóm tác giả chỉ ra sản lượng chè xuất khẩu có xu hướng tăng, tuy nhiên lượng chè giảm đáng kể trong giai đoạn 2013-2016 dù giá chè xuất khẩu tăng nhẹ. Sử dụng mô hình tuyến tính chuỗi thời gian để ước tính mối quan hệ giữa lượng chè xuất khẩu và các yếu tố quyết định, kết quả cho thấy: tổng sản lượng trong nước, diện tích sản xuất, giá xuất khẩu và năng suất có tác động tích cực đến sản lượng chè xuất khẩu, trong khi sản lượng chè thế giới có tác động tiêu cực đáng kể. Do các quốc gia khác tăng cường xuất khẩu chè với chất lượng cao hơn chất lượng chè Việt Nam nên sản lượng chè xuất khẩu đã phải đối mặt với sự sụt giảm. Vì vậy, để ngành chè nước ta phát triển bền vững, cần có các chính sách hỗ trợ như đầu tư vào chế biến chè chuyên sâu, chú trọng hoạt động sau thu hoạch, phát triển chè hữu cơ có giá trị cao, tiếp tục tích tụ ruộng đất để hỗ trợ tăng diện tích chè và duy trì năng suất chè ở mức cao bằng những giống chè mới. Đặc biệt trong bối cảnh thực trạng sản xuất chè khá hiệu quả, có tiềm năng rất lớn để hiệu quả kinh tế, nhóm tác giả nhấn mạnh cần chú trọng vào chính sách khuyến nông. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng.
Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đã có một số đề xuất như sau:
(1) Do diện tích trồng chè lớn thì hộ có xu hướng chuyển một phần hoặc toàn bộ sang canh tác hữu cơ. Do vậy, chính quyền các cấp cần phải tiếp tục chính sách như dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất chè hữu cơ để phục vụ nhu cầu của người dân muốn chuyển từ canh tác chè thường sang canh tác chè hữu cơ.
(2) Canh tác chè hữu cơ cần sự hỗ trợ về kỹ thuật và các hỗ trợ khác cao hơn canh tác chè thường. Do vậy, để mở rộng diện tích chè hữu cơ thì cần phải tiếp tục các chính sách hỗ trợ như tập huấn, hỗ trợ đầu vào và hỗ trợ đàu ra.
(3) Canh tác chè hữu cơ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và trong tiêu thụ hơn chè thường. Do vậy, cần có một số hỗ trợ trong sản xuất và tiêu thụ chè hữu cơ như hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu.