Ngành điện tử và thực phẩm là hai ngành đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội Việt Nam trong việc phát triển doanh nghiệp, đem lại nguồn thu cho người lao động và ngân sách nhà nước, và chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2020, hầu hết các sản phẩm Điện tử và Thực phẩm có giá trị độ phức tạp của sản phẩm (PCI) cao đều là các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam hiện tại không có lợi thế so sánh. Xét về sự tham gia GVCs trong giai đoạn 2010-2018, cả hai ngành đều nằm ở vị trí hạ nguồn nhưng đều có xu hướng cải thiện vị trí theo hướng gia tăng sự tham gia vào phần thượng nguồn và sự tham gia vào phần hạ nguồn giảm. Trái ngược với sự kết chặt chẽ với các trung tâm lớn và thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu của ngành Điện tử, Việt Nam còn khá cô độc, tách biệt, chưa thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu ngành Thực phẩm. Do đó, cải thiện năng lực sản xuất nội địa của ngành Điện tử và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các nhu 2 cầu và yêu cầu của thị trường quốc tế của ngành Thực phẩm là trọng tâm để cải thiện lợi thế so sánh và vị thế khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của hai ngành trên.
Ngành điện tử đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội Việt Nam trong việc phát triển doanh nghiệp, đem lại nguồn thu cho người lao động và ngân sách nhà nước, thúc đẩy xuất khẩu và đang tạo ra giá trị gia tăng tương đối cao và cao gần gấp 2 lần so với ngành thực phẩm. Từ năm 2012, ngành Điện tử đã vượt qua ngành Dệt may để trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, thứ hạng của Việt Nam trên thế giới xét về giá trị xuất khẩu ngành điện tử cũng liên tục tăng và vươn lên vị trí thứ 6 thế giới năm 2020.
Tương tự ngành điện tử, ngành thực phẩm là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và còn nhiều tiềm năng để phát triển. Ngành này luôn có số lượng doanh nghiệp lớn nhất, tạo ra việc làm lớn thứ tư (sau ngành dệt may, da giày và điện tử) và mang lợi lợi nhuận trước thuế lớn thứ hai (sau ngành điện tử) trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam. Bên cạnh xu hướng về gia tăng số lượng doanh nghiệp và việc làm, ngành Thực phẩm Việt Nam đã có sự chuyển biến từ ngành nhập khẩu ròng sang ngành xuất khẩu ròng. Liên tục trong giai đoạn vừa qua, Thực phẩm luôn nằm trong những nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao nhất của Việt Nam (xếp thứ 11 từ năm 2015 đến nay). Trong giai đoạn này, thứ hạng của Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu ngành thực phẩm liên tục tăng, từ thứ hạng 43 đã vươn lên xếp thứ 26 thế giới năm 2020.
Việt Nam có lợi thế so sánh cao trong ngành điện tử nhưng tập trung vào những sản phẩm có độ phức tạp sản phẩm thấp. Trong giai đoạn 2010-2020, nhóm hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam có giá trị RCA đứng thứ 3 thế giới, sau Đài Loan, Malaysia và có những bước tăng trưởng nhanh, đều qua các năm. Mười mặt hàng Điện tử xuất khẩu có giá trị RCA cao nhất của Việt Nam dao động trong khoảng 1,4 (mạch điện tử) và 5,5 (điện thoại), trong đó cao nhất là điện thoại. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm Điện tử có giá trị độ phức tạp của sản phẩm (PCI) cao đều là các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam hiện tại không có lợi thế so sánh. Bên cạnh đó, việc so sánh giữa PCI và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo từng mặt hàng cho thấy rất rõ các sản phẩm Điện tử xuất khẩu lớn của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng có tính chuyên môn hoá thấp, công nghệ thấp và được sản xuất tại nhiều nơi khác trên thế giới.
Việt Nam không có lợi thế so sánh cho toàn bộ ngành thực phẩm nhưng có lợi thế so sánh ấn tượng với một số mặt hàng thực phẩm. Với giá trị RCA nhỏ hơn 1, Việt Nam không có lợi thế so sánh về nhóm hàng Thực phẩm trong cả giai 3 đoạn 2010 - 2020. Tuy nhiên, nếu nhìn RCA ngành ở cấp độ chi tiết hơn, có thể thấy vẫn có những nhóm ngành Việt Nam có lợi thế so sánh, thậm chí có lợi thế cao. Mười mặt hàng xuất khẩu ngành Thực phẩm có giá trị RCA cao nhất của Việt Nam dao động trong khoảng 1,5 và 11,1, trong đó mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh cao nhất là động vật giáp xác chế biến. Nhiều mặt hàng Thực phẩm của Việt Nam có RCA nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới như: động vật giáp xác chế biến, dầu mỡ, cá và trứng cá chế biến, bột thịt chế biến, phế liệu thực vật, sản phẩm tinh bột chế biến.
Trong giai đoạn 2010 - 2017, chỉ số vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị điện tử toàn cầu (GEVC) đều âm, chứng tỏ quốc gia đang nằm ở vị trí hạ nguồn của chuỗi do tập trung vào các hoạt động gia công, lắp ráp nhưng đã thể hiện là một trong những mắt xích quan trọng trong GEVC. Việt Nam có xu hướng tham gia ít hơn vào GEVC do nguyên nhân chủ yếu là sự cắt giảm nhập khẩu giá trị gia tăng nước ngoài để sản xuất hàng điện tử xuất khẩu. lại, giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu hàng điện tử ra nước ngoài Ngược của Việt Nam tăng nhẹ, giúp cải thiện vị thế của Việt Nam trong GEVC, hướng nhiều hơn tới vị trí thượng nguồn trong chuỗi, mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nước nhà. Bên cạnh đó, một đặc điểm nổi bật trong sự tham gia của Việt Nam vào GEVC ngành điện tử là sự “lấn át” của doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI hầu như “bao trọn” hoạt động xuất nhập khẩu hàng hàng diện tử, theo đó khối doanh nghiệp FDI chiếm tới 95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện tử trong năm 2020. Đối với hoạt động xuất khẩu giá trị gia tăng ra nước ngoài của Việt Nam, các đối tác của Việt Nam đã có chiều hướng thay đổi tương đối rõ rệt theo hướng đa dạng hoá hơn trong giai đoạn 2010 – 2017, từ chủ yếu hợp tác trong khu vực nội vùng Châu Á sang hướng tới liên vùng, chú trọng nhiều hơn tới thị trường Châu Âu, mặc dù vẫn phụ thuộc lớn vào một số thị trường trọng điểm tại Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Ngược lại, các đối tác thương mại FVA của Việt Nam không có nhiều thay đổi đáng kể. Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu đầu vào để sản xuất hàng điện tử xuất khẩu từ thị trường Châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc và cũng bổ sung nhập khẩu từ một số quốc gia ở các khu vực khác như Mỹ, Pháp, Đức và Anh nhưng không nhiều. Việt Nam là một trong những mắt xích đóng vai trò quan trọng trong GEVC, thể hiện qua bản đồ liên kết giữa các quốc gia trong GEVC, theo đó toạ độ của Việt Nam có sự kết chặt chẽ với các trung tâm lớn và thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu ngành điện tử.
So với mức tham gia GVCs trung bình của tất cả các ngành, Việt Nam hội nhập vào GVCs của ngành thực phẩm cao hơn. Tuy nhiên, sự tham gia vào GVCs 4 toàn cầu ngành thực phẩm có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2017, chủ yếu do sự sụt giảm của việc nhập khẩu các đầu vào nước ngoài để sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ trọng giá trị gia tăng nội địa trong tổng xuất khẩu năm 2017 tăng 21,7 điểm phần trăm so với năm 2010 do Việt Nam đang từng bước phát triển năng lực ngành thực phẩm nội địa để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu, từ đó khiến sự tham gia vào phần hạ nguồn của GVCs ngành thực phẩm giảm mặc dù sự tham gia vào hạ nguồn vẫn nổi trội hơn so với sự tham gia ở phía thượng nguồn. Khác với sự lất án của doanh nghiệp FDI trong việc tham gia chuỗi giá trị trong ngành điện tử Việt Nam, trong ngành thực phẩm, một đặc điểm nổi bật là các doanh nghiệp đầu ngành phần lớn là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Ngành thực phẩm của Việt Nam tham gia cả các kết nối liên vùng và nội vùng. Liên kết nội vùng Đông Bắc Á mạnh mẽ nhất đối với phần hạ nguồn của chuỗi giá trị và tập trung vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong khi liên kết liên vùng với các quốc gia EU và Bắc Mỹ trở nên rõ rệt hơn ở phần thượng nguồn. Chuỗi giá trị thực phẩm của Việt Nam cũng gia tăng sự tập trung xung quanh một số các trung tâm của GVC ngành thực phẩm là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức. Tuy nhiên, dựa trên phân tích mạng lưới, có thể thấy rằng toạ độ của Việt Nam trong ngành hàng xuất khẩu thực phẩm còn tương đối cô độc, tách biệt, chưa thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu ngành Thực phẩm.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang có những điều kiện và triển vọng thuận lợi chưa từng có để phát triển nhờ vào việc mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong lĩnh vực điện tử, giá các sản phẩm điện tử, viễn thông sẽ giảm nhiều khi gỡ bỏ hàng rào thuế quan và cơ hội đưa Việt Nam trở thành “công xưởng thứ hai của thế giới” khi một loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, ngành điện tử Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trong thời gian tới. Đó là sức ép cạnh tranh ngay trong thị trường trong nước khi mà năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn yếu, áp lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang ngày càng đè nặng lên hệ thống đại học Việt Nam và chất xám của các doanh nghiệp Việt Nam bị thu hút sang các công ty xuyên quốc gia; tầm vóc và quy mô của doanh nghiệp Việt Nam ở sân chơi quốc tế hầu hết còn khá nhỏ. Sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm từ “cứng” sang “mềm” cũng là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất thuộc lĩnh vực điện tử. Ngành điện tử Việt Nam có lệ nội địa hóa thấp và doanh nghiệp FDI đóng vai trò là người tham gia chính, dẫn dắt trong chuỗi giá trị tại Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu điện tử của Việt Nam vẫn chỉ có chỉ số Độ phức tạp sản phẩm thấp, chứa đựng ít công nghệ phức tạp và có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng trình độ phát triển. Do đó, trong tương lai gần, định vị lợi thế so sánh của nhóm ngành điện tử xuất khẩu Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục được cải thiện. Tuy Việt Nam chủ yếu đang nằm ở vị thế hạ nguồn của chuỗi nhưng đang có chiều hướng hướng tới vị thế thượng nguồn.
Triển vọng tích cực nâng cao lợi thế của ngành thực phẩm Việt Nam đến từ nhiều kênh khác nhau. Hội nhập kinh thế quốc tế sâu rộng thông qua Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các FTAs đã góp phần giúp Việt Nam định vị trở thành một người chơi quan trọng trong chuỗi giá trị thực phẩm khu vực và toàn cầu. Ngành thực phẩm Việt Nam đã tích cực tham gia phần hạ nguồn của chuỗi giá trị, nhờ đó nguồn cung đầu vào được da dạng hoá, tạo động lực cho việc gia tăng tỷ trọng giá trị nội địa và tăng trưởng của ngành trong tương lai. Tuy nhiên, ngành thực phẩm của Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức trong quá trình tiến tới nâng cao vị thế như chi ví vận chuyển cao, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của hàng hoá thực phẩm của Việt Nam chưa cao, thiếu hụt nguồn cung đầu vào nội địa chất lượng nên vẫn phải phụ thuộc vào đầu vào nước ngoài. Sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng theo hướng lành mạnh hơn như tăng cường tiêu thụ trái cây tươi, rau củ quả, hoặc thực phẩm chế biến có thành phần hữu cơ; các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật ngày càng khắt khe... Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của ngành thực phẩm ngày càng được Việt Nam quan tâm hơn cũng là những thách thức nhưng cũng hàm chứa cơ hội phát triển cho ngành thực phẩm củ Việt Nam. Trong ngắn hạn và trung hạn, vị trí của ngành thực phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể sẽ được cải thiện song định vị lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đối với mặt hàng thực phẩm xuất khẩu có khả năng giảm, trước bối cảnh cạnh tranh quốc tế vô cùng khắc nghiệt trong mặt hàng này, đặc biệt từ các quốc gia phát triển có công nghệ cao nếu Việt Nam không có các chính sách phù hợp.
Ngành điện tử Việt Nam nên tận dụng tốt vai trò của các FTAs nhằm tăng cường sự kết nối với các đối tác chiến lược cả ở phía thượng nguồn và hạ nguồn; đa dạng các đối tác khác bên ngoài nội vùng Châu Á để giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào một số quốc gia nhất định trong khu vực như Trung Quốc. Việt Nam cũng cần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu điện tử thông qua: (i) hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ; (ii) chủ động tìm kiếm đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài nhằm mở rộng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển; (iii) nâng cao hợp tác với các quốc gia khác nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; (iv) tích cực hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xác nhận ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;…Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tăng 6 cường hơn nữa khả năng chuyên môn hoá, tập trung sản xuất các sản phẩm công nghệ có độ phức tạp cao, đáp ứng kịp thời các xu thế chuyển dịch cung cầu về nguyên liệu đầu vào công nghệ điện tử, mặt hàng điện tử công nghệ trên thị trường quốc tế.
Để cải thiện lợi thế so sánh và sự tham gia của Việt Nam trong GVC ngành thực phẩm, cần tập trung vào ba trụ cột chính, bao gồm chế biến (thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tốt hơn), sản phẩm (tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, phức tạp hơn hoặc có giá thành cao hơn) và chức năng (có được các kỹ năng mới trong chuỗi giá trị mà công ty chưa thực hiện trước đây). Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: cần tập trung Xúc tiến triển khai các cam kết cũng như ký kết các thỏa thuận về công nhận lẫn nhau, hậu kiểm trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBTs); Khuyến khích nhập khẩu, chuyển giao công nghệ chế biến thực phẩm; Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu Việt Nam cho ngành thực phẩm; Tăng cường truyền thông về các ưu đãi đã cam kết trong FTAs liên quan đến thực phẩm. Về phía doanh nghiệp: cần tập trung nghiên cứu các lộ trình cắt giảm thuế quan đối với ngành thực phẩm Việt Nam; Tìm hiểu, chuẩn bị và sẵn sàng, điều chỉnh sản xuất đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ; Tìm hiểu, điều chỉnh sản xuất bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng; Xây dựng và quảng bá thương hiệu.
>> Xem hoặc download bài viết tại đây.
(VEPR Opinions, No.5. Aug 19, 2021)