Là nội dung đã được đề cập trong bài báo “On the (a)symmetric effects of real exchange rate on trade flows: new evidence from US - Vietnam trade balance at the industry level” được đăng trên tạp chí Journal of the Asia Pacific Economy đầu năm 2021 của các tác giả Hồ Sỹ Hoà, Nguyễn Trung Thành và Tô Thế Nguyên. Đây là tạp chí thuộc danh mục ISI.
Bài báo này xem xét các hiệu ứng bất đối xứng và đối xứng tỷ giá hối
đoái thực trên cán cân thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bằng cách
sử dụng cả mô hình ARDL và NARDL. Các mô hình này được sử dụng bộ dữ liệu về
xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Việt Nam theo quý trong giai đoạn từ 2000-2018.
Tỷ giá hối
đoái có ý nghĩa quan trọng đối với cán cân thương mại giữa Mỹ và Việt Nam trong
dài hạn. Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại là rất
khác nhau tùy thuộc vào từng mặt hàng. Hơn nữa, nhóm tác giả nhận thấy rằng các hiệu ứng
không đối xứng được tìm thấy trong cả ngắn hạn và dài hạn trong 29 ngành công
nghiệp, chiếm 69% tổng ngành công nghiệp. Phát hiện này cho thấy Việt Nam có thể
nhập khẩu nhiều mặt hàng hơn với số lượng nhập khẩu cao như: nông sản, gỗ, sợi
dệt, hóa chất và các sản phẩm máy móc để giảm thâm hụt cán cân thương mại với
Hoa Kỳ.
Việt Nam
là đối tác thương mại lớn thứ sáu với Hoa Kỳ, hiểu được vai trò của tỷ giá hối
đoái đối với cán cân thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ là khá quan trọng
đối với cả các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu kinh tế. Bài
báo này mong muốn đem lại những thông tin về tác động đối xứng và bất đối xứng
của tỷ giá hối đoái. Bất đối xứng tỷ giá là hệ số độ co giãn của tỷ giá lên cán
cân thương mại sẽ khác nhau khi VNĐ xuống giá hay lên giá. Trong khi đó, đối xứng
tỷ giá có nghĩa là hệ số độ co giãn của tỷ giá đối cán cân thương mại là giống
nhau khi VND xuống giá/lên giá.
Phân tích
của tác giả bài báo cho thấy đồng đô la Mỹ tăng giá: (i) sẽ làm giảm cán cân
thương mại ngắn hạn đối với các mặt hàng như: đường, gỗ, vật liệu hóa học,
khoáng chất phi kim loại, hàng hóa quang học, máy văn phòng và thiết bị may mặc,
sợi dệt, các sản phẩm của may mặc, quần áo và giày dép, (ii) và sẽ làm giảm cán
cân thương mại trong dài hạn đối với các mặt hàng như: thịt và các chế phẩm từ
thịt, tinh dầu, cao su thô, sản xuất cao su, sắt thép, máy móc chuyên dụng, vv.
Trong khi
đồng đô la Mỹ giảm giá: (i) Sẽ khuyến khích cán cân thương mại ngắn hạn của các
mặt hàng như: cá, rau và trái cây, cà phê, chè, ca cao, sắt và thép, vv., (ii) và
sẽ cải thiện cán cân thương mại dài hạn đối với các mặt hàng như: đường, tinh dầu,
cao su thô, dệt may, giày dép, sắt và thép, máy văn phòng và quần áo thiết bị,
thiết bị vận tải, dụng cụ khoa học nghiệp vụ.
Chỉ một số
mặt hàng cụ thể được hưởng lợi từ việc tăng giá đồng đô la Mỹ. Kết quả này cho
thấy Việt Nam nên nhập khẩu nhiều mặt hàng như: nông sản (trái cây, đường); gỗ;
sợi dệt; hóa chất và các sản phẩm máy móc (dụng cụ khoa học, máy móc văn phòng)
để cải thiện cán cân thương mại với Hoa Kỳ. Việc nhập khẩu của Mỹ đối với các mặt
hàng như: cá, viễn thông, cà phê và giày dép từ Việt Nam không phụ thuộc vào tỷ
giá hối đoái thực.
>> Xem chi tiết bài báo tại đây:
- Ho, S.-H., Nguyen,
T.-T., & To-The, N. (2021). On the
(a)symmetric effects of real exchange rate on trade flows: new evidence from
US–Vietnam trade balance at the industry level. Journal of the Asia Pacific
Economy, ISI.
|
Về
tác giả của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN:
TS. Tô Thế Nguyên - giảng viên Khoa Kinh tế
Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Đại
học Strasbourg (CH Pháp) năm 2016. Hướng nghiên cứu chính của ông gồm kinh tế
nông nghiệp, đánh giá chính sách nông nghiệp, kinh tế phát triển, kinh tế môi
trường và tài nguyên và kinh tế học hành vi.
TS. Tô Thế Nguyên đang nghiên cứu hành vi
và ứng xử của người dân về biến đổi khí hậu, về hành vi chuyển đổi sản xuất sản
phẩm hữu cơ ở Việt Nam. TS. Tô Thế Nguyên đã xuất bản trên 10 bài báo quốc tế
trên các báo uy tín như Agricultural Economics; Land Use Policy; Environment,
Development and Sustainability; European Review of Agricultural Economics;
Journal of the Asia Pacific Economy. |