Do những biến động ngày càng gia tăng của khí hậu toàn cầu, việc lựa chọn nhà cung cấp xanh là một trong những vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp nhằm theo đuổi chiến lược kinh doanh và duy trì vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để lựa chọn đúng nhà cung cấp, doanh nghiệp phải tính đến các tiêu chí kinh tế, và gần đây là các tiêu chí liên quan đến môi trường và xã hội. Do đó, lựa chọn nhà cung cấp xanh là một vấn đề ra quyết định quan trọng bao gồm không chỉ các tiêu chuẩn kinh tế mà còn bao gồm cả các tiêu chuẩn xã hội và môi trường trong điều kiện thông tin mơ hồ và không chính xác. Để giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả Đỗ Anh Đức, Tạ Văn Lợi, Cảnh Chí Dũng, Tạ Quang Tuấn và Lưu Hữu Văn đã đề xuất mô hình tích hợp trong nghiên cứu “A new integrated generalized multi-criteria group decision making approach for green supplier selection”, và được công bố trên Tạp chí Uncertain Supply Chain Management Vol. 8 (2020).
Nghiên cứu của nhóm tác giả đã đề xuất mô
hình tích hợp giữa mô hình triển khai chức năng chất lượng (QFD) và mô hình điểm
lý tưởng (TOPSIS) sử dụng số mờ tổng quát. Mô hình đề xuất ban đầu xác định các
tính năng mà sản phẩm mua nên có để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (WHAT - “Cái
gì”) và sau đó nó tìm cách thiết lập các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp có liên
quan (HOW - “Như thế nào”). Sau đó, tầm quan trọng của “Cái gì” ', Điểm tương
quan của ‘‘HOW’’, ‘‘HOW’’ - ‘‘WHAT’’ và tác động của mỗi nhà cung ứng xanh tiềm
năng được xác định dựa trên số mờ tổng quát. Nghiên cứu áp dụng phương pháp
TOPSIS để xếp hạng các nhà cung ứng xanh. Một số ví dụ được sử dụng để minh họa
những lợi thế và khả năng áp dụng của phương pháp được đề xuất.
Điểm mới của nghiên cứu
này là nhóm tác giả đã đề xuất một mô hình QFD-TOPSIS tích hợp mới lạ sử dụng
các số mờ tổng quát để hỗ trợ cho nhà cung cấp xanh quá trình đánh giá và lựa
chọn. Sử dụng cách tiếp cận được đề xuất, các doanh nghiệp có thể xác định các
nhà cung cấp xanh phù hợp dựa trên 5 tiêu chí quan trọng đối với sản phẩm - “WHATs”
và 6 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp xanh - “HOWs”. Nghiên cứu này cũng xác định
tầm quan trọng tương đối của điểm số tương quan “WHATs”, “HOWs” - “WHATs”, trọng
số kết quả của “HOWs” và tác động của từng nhà cung cấp xanh tiềm năng bằng
cách sử dụng các số mờ tam giác tổng quát, đồng thời áp dụng để xếp hạng các
nhà cung cấp xanh.
Phương pháp ra quyết định theo nhóm đa tiêu chuẩn tổng quát được đề xuất
để lựa chọn và xếp hạng các nhà cung cấp xanh. Quy trình của phương pháp đề xuất
bao gồm các bước sau:
(i) Xác định các đặc tính của sản phẩm đã mua phải có (WHAT) để đáp ứng
nhu cầu của công ty và các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp xanh (HOW);
(ii) Xác định mức trọng yếu của “WHAT”;
(iii) Xác định điểm tương quan “WHAT” - “HOW”;
(iv) Xác định mức trọng yếu của “HOW”;
(v) Xác định tác động của từng nhà cung cấp xanh tiềm năng đối với các
thuộc tính được xem xét (“HOW”);
(vi) Xác định xếp hạng có trọng số của các nhà cung cấp xanh;
(vii) Xếp hạng các nhà cung cấp xanh bằng kỹ thuật TOPSIS.
>>
Xem bài báo: Anh
Duc Do, Van Loi Ta, Chi Dung Canh, Quang Tuan Ta and Huu Van Luu, “A new integrated generalized
multi-criteria group decision making approach for green supplier selection,” Uncertain Supply Chain Management, 8 (2020) 813-820, www.doi.org/10.5267/j.uscm.2020.6.005
Về
tác giả bài báo:
- Nhóm
tác giả: Đỗ Anh Đức, Tạ Văn Lợi, Cảnh Chí Dũng, Tạ Quang Tuấn và Lưu Hữu
Văn
- Tác
giả thuộc Trường ĐHKT - ĐHQGHN:
| TS.
Lưu Hữu Văn: Giảng viên Bộ môn Quản trị Công nghệ - Viện Quản trị Kinh
doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. TS. Lưu Hữu Văn tốt nghiệp
cử nhân chuyên ngành Kế toán tổng hợp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Thạc
sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại Trường Đại học Khoa học và Kỹ
thuật Đệ nhất Cao Hùng - Đài Loan, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Công nghiệp tại
Trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đài Loan. Các hướng nghiên cứu chính của TS. Lưu Hữu Văn
gồm: Quản lý dây chuyền cung ứng, quản trị sản xuất; Các mô hình ra quyết định
đa tiêu chuẩn; Lý thuyết tập mờ và tập neutrosophic. |