Trang Nghiên cứu
 
Minh Trị Duy tân: Hàm ý cho Việt Nam

Đây là tên một phần trong cuốn sách “Minh Trị Duy tân 150 năm nhìn lại” của nhóm tác giả: GS.TS Trần Văn Thọ, GS.TS. Nguyễn Văn Kim, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu (đồng chủ biên) cùng các cộng sự, do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2020.


Trước hết, đây là nhóm tác giả nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, có nhiều tác phẩm và công trình nghiên cứu về kinh tế, lịch sử kinh tế và kinh tế quốc tế,… hợp tác với nhau rất hiệu quả mặc dù họ làm việc ở những nước khác nhau, ở các môi trường khác nhau.

Cuốn sách được các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước quan tâm như: Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam ngài Umeda Kunio, Phó Trưởng ban Kinh tế TW PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê đọc và cho nhiều ý kiến quý giá.

Về nội dung, cuốn sách nghiên cứu sâu về tư tưởng Minh Trị là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Những thành tựu của thời kỳ Minh Trị đã trở thành khung khổ và nền móng cho sự phát triển của nước Nhật hiện đại, đồng thời để nhiều nước tham khảo. Cuốn sách này là tập hợp các bài nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên đến từ các trường đại học tại Việt Nam và Nhật Bản đã có những nghiên cứu sâu về Nhật Bản nói chung và Minh Trị Duy tân nói riêng.

Những hàm ý đối với Việt Nam, có thể nói, trong tiến trình phát triển của lịch sử Nhật Bản, thời kỳ Minh Trị có một ý nghĩa trọng đại. Bắt đầu từ sự thay đổi trong nhận thức và tư duy của thế hệ lãnh đạo Nhật Bản, người Nhật đã đón nhận những tư tưởng, tri thức tiến bộ của nhân loại, đưa đất nước Nhật Bản giành được những kỳ tích trên con đường phát triển, xây dựng đất nước. Nhờ có thành tựu của công cuộc cải cách mà Nhật Bản có thể tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở thành cường quốc tư bản đầu tiên ở châu Á. Minh Trị Duy tân với vai trò và ý nghĩa lịch sử của nó, đã trở thành nhân tố thiết yếu trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử Nhật Bản thời kỳ hiện đại. Trên bình diện châu Á, những thành tựu của công cuộc cải cách còn có nhiều ảnh hưởng với các quốc gia khu vực. Không ít quốc gia châu Á đã hướng về đảo quốc và muốn đi theo con đường phát triển của Nhật Bản. Với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, những bài học mà cuộc cải cách này mang lại vẫn có ý nghĩa lớn đối với quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế của các quốc gia. Đó là các bài học như phát huy lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may và một số ngành công nghiệp khác, từ đó cải thiện cơ cấu thương mại; tiếp thu công nghệ, tri thức nước ngoài để thực hiện công nghiệp hoá đất nước; thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân; sự hợp lý và nhất quán trong việc ban hành chủ trương, chính sách của Nhà nước; nhanh chóng thích nghi về thể chế khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong cuốn sách, một số nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản có ảnh hưởng đến Việt Nam. Đó cũng là những ý nghĩa hiện đại của “Minh trị Duy tân” trên các khía cạnh kinh tế và văn hoá cũng như mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay.

Cuốn sách vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang ý nghĩa văn hóa trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay. Bài học của cải cách Minh Trị vẫn hiện hữu trong các nền kinh tế hiện đại kết nối các quốc gia với nhau qua cách tiếp cận tương đồng về văn hóa.

 

 Về các tác giả chủ biên của sách:
  

GS.TS. Trần Văn Thọ:

Tốt nghiệp Tiến Kinh tế tại Đại học Hitotsubashi, Tokyo, Nhật Bản; từng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản; nguyên ủy viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản. Từ năm 2000 đến nay ông Giáo Kinh tế tại Đại học Waseda, Nhật Bản hiện nay thành viên trong Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

  

GS.TS. Nguyễn Văn Kim:

Tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử, chuyên ban Lịch sử Thế giới, Trường Đại học Tổng hợp Nội năm 1985; bảo vệ luận án Tiến năm 1999, được công nhận học hàm Phó Giáo sư năm 2005; Giáo sư năm 2015. Chuyên nghiên cứu về lịch sử và các vấn đề kinh tế - xã hội Nhật Bản thời cận thế; quan hệ thương mại, bang giao châu Á thế kỷ XVI-XVIII. Hiện nay là, Giám đốc Trung tâm Biển Hải đảo, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Toàn cầu, Trường Đại học Khoa học hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Nội; Phó Tổng thư kiêm Trưởng Ban đối ngoại, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
  

PGS.TS. Nguyễn Anh Thu:

Tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế m 2009 tại Trường Đại học Quốc gia Yokohama, Nhật Bản; học m Phó Giáo sư m 2017. Từng m việc tại một s công ty đa quốc gia và B Công thương Việt Nam trước khi trở thành giảng viên và hiện nay là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Lĩnh vực nghiên cứu chính của bà là hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là t do hoá thương mại và đầu tư trong ASEAN và châu Á, c vấn đ liên quan đến tăng trưởng xanh.

 
Các tác giả khác: GS.TS. Furuta Motoo, Ông Tetsu Funayama, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi, PGS.TS. Phan Chí Anh, PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi, PGS.TS. Trang Thị Tuyết, PGS. TS. Phạm Thị Thu Giang, TS. Nguyễn Thị Phương Dung, TS. Nguyễn Xuân Đông, TS. Nguyễn Thu Hà, TS. Lương Minh Việt, TS. Phạm Anh, ThS. Trần Thị Mai Thành, ThS. Vũ Hoàng Mạnh Trung, ThS. Masashi Yamaguchi, ThS. Lê Thị Tú nh, ThS. Mai Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Trang.

Phòng TCXB - ĐHKT