Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn cho người lao động. Bài phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh - Giảng viên Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN về những mô hình điều chỉnh sản xuất kinh doanh thời Covid sẽ góp phần tháo gỡ được vấn đề này.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Kênh thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đại
dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu và Việt Nam, ảnh hưởng
không nhỏ tới nhiều ngành nghề kinh tế. Hàng trăm nghìn công nhân lao động ở
các nhà máy, xí nghiệp, công trường do mất việc làm, giảm thu nhập, bất an với
dịch bệnh và cuộc sống bấp bênh đã rời nơi sinh sống và làm việc để về quê.
Tình hình này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc đáp ứng đơn hàng của các doanh
nghiệp đang duy trì sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” bởi chi phí quá lớn. Ứng
phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch là một trong những thách thức
lớn nhất cho doanh nghiệp.
Theo
PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh, các doanh nghiệp Việt cũng như các doanh nghiệp quốc tế đều phải tìm ra
cách để chung sống với dịch bệnh và phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh
phù hợp với thực tiễn đơn vị, thực tiễn của đất nước cũng như thực tiễn của thế
giới. Trong tình trạng chuỗi cung ứng bị
đứt gãy, nguồn cung về nguồn nhân lực gặp khó khăn bởi dịch bệnh và điều kiện
sản xuất - kinh doanh bị thay đổi, các doanh nghiệp Việt không thể áp dụng các
quy trình cũ, phương pháp cũ hoặc các cách thức ứng xử cũ để giải quyết vấn đề
của thực tiễn. Việc thích nghi để chung sống với hoàn cảnh mới là điều tất yếu.
Liên quan đến những khó khăn mà
các doanh nghiệp đang gặp phải do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, PGS.TS.
Nguyễn Đăng Minh đi sâu phân tích như sau:
- Khó khăn thứ nhất liên quan đến nguồn nhân lực:
Do phải giãn cách, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp như “3 tại chỗ”
để đảm bảo con người vừa có thể làm việc, vừa sống tại doanh nghiệp. Tuy nhiên,
giải pháp này chỉ có thể áp dụng ngắn hạn, trong dài hạn sẽ phát sinh vấn đề về
tâm sinh lý và rất khó để thực hiện. Khi nguồn nhân lực được áp dụng cách thức
này quay trở về xã hội sẽ gây ra khó khăn trong việc đảm bảo điều kiện để có
nguồn nhân lực đáp ứng được sản xuất - kinh doanh theo thiết kế dây chuyền sản
xuất cũ.
- Khó khăn thứ hai liên quan đến chuỗi cung ứng và logistic. Doanh nghiệp phải có tương
tác với đầu vào (nguyên vật liệu) và đầu ra (thành phẩm).
- Khó khăn thứ ba liên phương
pháp quản trị mùa dịch. Các giải pháp quản trị được tiến hành theo quy trình được thiết lập từ
trước đã không còn phù hợp với tình hình mới. Doanh nghiệp cần phải có giải
pháp để đảm bảo sản xuất kinh doanh, vừa thích ứng được với thay đổi.
- Khó khăn
thứ tư liên quan nguyên vật liệu. Dịch bệnh COVID-19 tác động trên phạm vi toàn
cầu nên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung nhập khẩu nguyên vật liệu từ thế
giới và quá trình sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, các giải pháp vĩ mô cũng
khiến các doanh nghiệp lúng túng. Bên cạnh đó, vốn doanh nghiệp cũng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, vừa phải chi trả lương đảm bảo cuộc sống cho người lao
động, vừa phải chi trả để mua nguyên vật liệu trong khi tính thanh khoản kém.
Những vấn đề này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất của doanh nghiệp và
tiến độ giao thành phẩm.
Để khắc phục những khó khăn
trên, PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh đã đề xuất giải pháp triển khai Mô hình sản xuất tinh gọn thuần Việt, đây là một trong những giải pháp
điều chỉnh mô hình sản xuất nhằm vượt qua khủng hoảng và thích ứng với tình
hình mới. Mô hình sản xuất tinh gọn có nghĩa là triển khai thích ứng, điều chỉnh dây chuyền sản xuất và thay
đổi để giãn thời gian làm việc và gọn lại số lượng lao động để đảm bảo quy định
phòng chống dịch. Mô hình nhấn mạnh việc thích ứng với xã hội, mở cùng xã hội chứ không đóng theo
đúng quy trình cũ, không cứng nhắc theo các cách sản xuất trước đây. Đặc biệt,
đào tạo nguồn nhân lực để thấu hiểu và chia
sẻ với doanh nghiệp, thích nghi với tình hình mới là yếu tố quan trọng của mô
hình này. Trước đây doanh nghiệp thường hoạt động độc lập nhưng hiện nay đã tồn
tại và phát triển mạnh mẽ các hiệp hội, nhóm các doanh nghiệp cùng ngành nghề
tổ chức những mô hình “tinh gọn” để liên kết và hỗ trợ nhau trong mùa dịch. Mô hình sản xuất tinh gọn đã được PGS.TS Nguyễn Đăng Minh kiểm chứng và cho thấy nhiều
doanh nghiệp mặc dù có một số yếu tố và năng suất bị ảnh hưởng nhưng vẫn có khả
năng thích nghi, không bỏ ai ở lại phía sau và giao hàng đủ tiến độ cho đối tác.
Về hướng đi cho doanh nghiệp
để có thể phát triển bền vững và đủ sức chống chọi với yếu tố ngoại cảnh tác
động và những bất thường, thiên tai khác có thể xảy ra trong tương lai, điều quan trọng là phải đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực thấu hiểu lẫn nhau giữa cấp quản trị và cấp nhân viên, phát huy tính chủ
động, có khả năng chống chọi với sự biến đổi của cuộc sống, cố gắng sản xuất và
cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ thuần Việt hơn nữa để khi chuỗi cung ứng toàn
cầu đứt gãy thì doanh nghiệp vẫn có thể phát huy trong thị trường nội địa.
Ngoài ra, người Việt nên liên
kết chặt với nhau hơn để giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng, kiến tạo các sản phẩm Việt mang thương hiệu Việt để có thể
cung ứng sản phẩm trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài.
Chương trình tư vấn trên VOV1 của
PGS.TS. Nguyễn Đăng Minh đã mang đến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam một góc
nhìn mới về các giải pháp thích ứng trong mùa dịch, đóng góp thiết thực trong
việc thể hiện trách nhiệm quốc gia của Trường Đại học Kinh tế nói riêng và
ĐHQGHN nói chung.
>> Chi tiết nghe tại đây: