Trang Đào tạo đại học
 
Hợp tác trong nước và quốc tế



1. Mục đích giao lưu, hợp tác

−   Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức thanh niên, sinh viên tiến bộ trong nước và quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh Trường ĐHKT với sinh viên các đại học trong nước và quốc tế, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên có nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với bạn bè đến từ các nền văn hóa khác.

−   Tăng cường giao lưu, hợp tác với các trường đại học, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế nhằm tạo ra các sân chơi bổ ích, môi trường thực tế để sinh viên tham gia hoạt động, góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp, ý thức xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng, gắn kết Nhà trường – xã hội.

−   Xây dựng được ý thức hăng say học tập và nghiên cứu khoa học trong sinh viên, nâng cao kiến thức chuyên môn, xây dựng một môi trường học tập và cạnh tranh lành mạnh.

2. Các hình thức hoạt động giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế

Hoạt động giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế của sinh viên nhằm khuyến khích sinh viên tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế.

2.1 Một số hoạt động hợp tác trong nước

Hàng năm, Trường ĐHKT tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tại các doanh nghiệp đối tác nhằm giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tế, có thể ứng dụng những kiến thức đã được học một cách thiết thực và hiệu quả, đồng thời hỗ trợ sinh viên hoàn thành tốt niên luận. Hoạt động này cũng đã giúp nhiều doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn nhân lực phù hợp với các vị trí mà doanh nghiệp đang mong muốn tuyển dụng.

Ngoài ra, Nhà trường còn kết hợp với các doanh nghiệp đối tác tổ chức các chương trình gặp gỡ, giao lưu và trao học bổng cho sinh viên, như Hapro, LienVietPostBank, Sacombank, ACCA, Misa...

2.2 Một số hoạt động hợp tác quốc tế 

Một số hoạt động hợp tác quốc tế thường xuyên của Nhà trường:

Diễn đàn Sinh viên Châu Á (Global Partnership of Asian Colleges – GPAC)

GPAC là một diễn đàn quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của sinh viên các trường đại học nổi tiếng châu Á, khởi xướng bởi Giáo sư Min Sang Kee, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Seoul - Hàn Quốc và Giáo sư Haruo Shimada, hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Chiba - Nhật Bản. GPAC diễn ra thường niên lần lượt tại các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Năm 2010, Trường ĐHKT đã đăng cai tổ chức GPAC lần thứ 3 với sự tham gia của các giáo sư và khoảng 150 sinh viên đến từ các trường đại học nổi tiếng châu Á như Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc); Đại học Keio, Đại học Thương mại Chiba (Nhật Bản); Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan)... GPAC là cơ hội cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; thảo luận về các vấn đề kinh tế châu Á và thế giới; chia sẻ các vấn đề văn hóa - xã hội của mỗi nước; hiểu biết sâu sắc những vấn đề chung mang tính toàn cầu; đồng thời được nâng cao các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức… Sinh viên Trường ĐHKT đã tham gia GPAC các năm: năm 2009 tại Nhật Bản, năm 2010 tại Việt Nam, năm 2011 tại Đài Loan, năm 2012 tại Hàn Quốc, năm 2013 tại Nhật Bản. GPAC 2014, Trường ĐHKT sẽ là đơn vị đăng cai tổ chức diễn đàn.

Chương trình giao lưu văn hóa tại Đại học Quốc gia Malaysia

Chương trình được Đại học Quốc gia Malaysia tổ chức nhằm tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Trường ĐHKT. Vào cuối tháng 11 hàng năm, 5-10 sinh viên Trường ĐHKT được tuyển chọn sang Malaysia biểu diễn văn nghệ. Sinh viên tham dự tự túc vé máy bay. Trường Đại học Quốc gia Malaysia đài thọ các chi phí ăn, ở, sinh hoạt phí và tham quan Malaysia. Năm 2011 và 2012, Trường ĐHKT đều cử 9-10 sinh viên tham dự Chương trình. Năm 2013, 10 sinh viên Trường ĐHKT cũng sang Malaysia tham dự Chương trình.

Khóa học hè tại Đại học Chiba, Nhật Bản

Đây là chương trình thường niên do Đại học Chiba tổ chức với sự tham dự của các trường đại học đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Mỗi năm Trường ĐHKT cử 3-5 sinh viên tham dự chương trình. Trong vòng 2 tuần, sinh viên sẽ được tham dự các lớp học về văn hóa, kinh tế, chính trị Nhật Bản và tham gia “study tour” tại các công ty Nhật Bản. Đại học Chiba hỗ trợ học phí, tiền ăn, ở, đi lại tại Nhật Bản trong suốt khóa học hè. Sinh viên tự túc vé máy bay.

Chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Waseda, Nhật Bản

Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Waseda và Trường ĐHKT. Hàng năm, Trường ĐHKT cử 8-10 sinh viên sang học hỏi, trao đổi tại Đại học Waseda, Nhật Bản. Ngoài các chương trình trao đổi nghiên cứu, sinh viên Việt Nam còn có cơ hội tham quan, khám phá những nét văn hóa, đất nước và con người Nhật Bản. Bên cạnh đó, Đại học Waseda cũng thường cử 20-25 sinh viên sang thăm và giao lưu với sinh viên Trường ĐHKT. 
Chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Yokohama

Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trường ĐHKT và Đại học Quốc gia Yokohama (YNU), dưới sự hỗ trợ và tài trợ của YNU, từ ngày 16/6/2013 đến ngày 22/6/2013, đoàn sinh viên Trường ĐHKT gồm 1 giảng viên và 15 sinh viên đã có chuyến tham quan học tập thực tế tại Yokohama, Nhật Bản. Trong một tuần tại đây, sinh viên Trường ĐHKT được tham gia 8 lớp học do các giảng viên YNU trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, sinh viên còn được đi tham quan thực tế nhà máy sản xuất Kirin Beer, công ty xe hơi Nissan và bảo tàng mì hộp Cup Noodle Museum.

3. Một số đối tác chính của Trường ĐHKT

Hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài là điểm mạnh và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trường ĐHKT nhằm tìm kiếm và khai thác tối đa lợi thế của mạng lưới đối tác toàn cầu, kết nối các mảng hoạt động độc lập của Nhà trường thành tập thể vững mạnh, có giá trị văn hóa cao. Hiện nay Trường đã thiết lập được mối quan hệ lâu dài và hiệu quả với các đơn vị thành viên của ĐHQGHN, với hơn 100 đối tác là các viện nghiên cứu kinh tế, trường đại học, doanh nghiệp lớn của Việt Nam và thế giới nhằm hỗ trợ sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng hàng đầu trong nước và nước ngoài, đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh của Nhà trường ra toàn thế giới.

Các đối tác chính của Nhà trường

TT

Đối tác

Website

A

Đối tác trong nước

I

Trường đại học

1

Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)

www.uel.edu.vn

2

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

www.ptit.edu.vn

3

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

www.ulis.vnu.edu.vn

4

Đại học Y tế Công cộng

www.hsph.edu.vn

5

Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

www.hcmiu.edu.vn

6

Đại học Hàng hải Việt Nam

www.vimaru.edu.vn

7

Đại học Sài Gòn

www.sgu.edu.vn

II

Tập đoàn/tổng công ty/công ty

 

1

Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA)

www.hba.vn

2

Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

www.vafie.org.vn

3

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

www.pvn.vn

4

Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji

www.doji.vn

5

Tập đoàn Alphanam

www.alphanam.com.vn

6

Tập đoàn Gami

www.gami.com.vn

7

Tập đoàn Bảo Sơn

www.baosongroup.vn

8

Tập đoàn Sannam

www.sannamgroup.com

9

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

www.haprogroup.vn

10

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO)

www.handico.com.vn

11

Công ty TNHH Nhà nước một thành viên phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO)

www.hadicogroup.com.vn

12

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (TLS)

www.mbs.com.vn

13 

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect

www.vndirect.com.vn

14

Công ty Cổ phần Đầu tư IMG

www.img.vn

15

Công ty Cổ phần Lưu Hưng Phát Việt Nam (LHP)

www.lhp.vn

16

Công ty Cổ phần Thương mại Citicom

www.citicom.vn

17

Công ty Cổ phần Đầu tư quỹ A.i Capital

www.aicapitalgroup.com

18

Công ty Stellar Management

www.stellarvietnam.com

19

Công ty Chứng khoán Hà Nội

www.hnx.vn

20

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nguồn lực Việt

www.vietsourcing.vn

21

Công ty Cổ phần Misa

www.misa.com.vn

22

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam

www.div.gov.vn

23

Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính BTC

www.btc.com.vn

24

Ngân hàng TMCP An Bình

www.abbank.vn

25

Ngân hàng Đại Dương

www.oceanbank.vn

26

Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank)

www.sacombank.com.vn

27

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

www.lienvietpostbank.com.vn

28

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)

www.mbbank.com.vn

29

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

www.bidv.com.vn

30

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

www.techcombank.com.vn

31

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

www.msb.com.vn

32

Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank)

www.vpb.com.vn

33

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

www.vietcombank.com.vn

34

Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Vận tải du lịch - Cục Đường bộ Việt Nam

www.drvn.gov.vn

35

Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Sở Kế hoạch và Đầu tư

www.hotrodoanhnghiep.gov.vn

B

Đối tác quốc tế

1

Đại học Bordeaux, Pháp

www.u-bordeaux4.fr/‎

2

Đại học Kyoto, Nhật Bản

www.kyoto-u.ac.jp/en‎

3

Đại học Swinburne Úc

www.swinburne.edu.au/‎

4

Tổ chức Từ thiện In Sewa Ltd., Singapore

www.insewa-indochine.org

5

Đại học Thương mại Chiba, Nhật Bản

www.cuc.ac.jp/eng/‎

6

Đại học Longbeach, USA

www.csulb.edu/‎

7

Đại học Yokohama, Nhật Bản

www.ynu.ac.jp/english/‎

8

Đại học Osaka City, Nhật Bản

www.osaka-cu.ac.jp/en

9

Công ty Chứng khoán Anh ACCA

www.accaglobal.com/‎

10

Đại học Sydney, Úc

www.sydney.edu.au/‎

11

Đại học Nagoya, Nhật Bản

www.nagoya-u.ac.jp/en/‎

12

Đại học Quốc gia Australia, Úc

www.anu.edu.au/‎

13

Viện Công nghệ Châu Á AIT Thái Lan

www.ait.ac.th/‎

14

Đại học Benedictine,USA

www.ben.edu/‎

15

Quỹ Nghiên cứu Thái Lan

www.trf.or.th/‎

16

Đại học Oita, Nhật Bản

www.oita-u.ac.jp/english/‎

17

Đại học Nam Đài Loan

www.stust.edu.tw/‎

18

Đại học Uppsala, Thụy Điển

www.uu.se/‎

19

Đại học Massey, New Zealand

www.massey.ac.nz/‎

20

Đại học Troy, USA

www.troy.edu/‎


Trích: Cẩm nang sinh viên ĐHKT năm học 2013-2014