Trang Giới thiệu chung
 
Lương Thị Ngọc Hà



1. Thông tin cá nhân:

Họ và tên:
Lương Thị Ngọc Hà

Năm sinh:
1985
Vị trí công tác:
Giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển, Trường ĐHKT
Học hàm:
Thạc sĩ
Ngoại ngữ:
Tiếng Anh
Email:
Điện thoại:
0983.33.1385
Địa chỉ CQ:
Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

2. Quá trình đào tạo:

  • 2003-2007: Cử nhân tiếng Anh Thương mại tại Đại học Ngoại thương Hà Nội, Việt Nam.
  • 2009-2010: Thạc sĩ Nghiên cứu Phát triển, tại Viện Khoa học Xã hội, Trường Đại học Erasmus Rotterdam, The Hague, Hà Lan.
3. Quá trình công tác:
  • Tháng 11/2013 đến nay: Giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Tháng 9/2015 đến 2/2016: Biên dịch Anh-Việt cuốn sách Lựa chọn công cộng của tác giả Dennis C. Muller (2003), tại Việt Nam
  • Tháng 1/2013 - 10/2013: Cán bộ chương trình tại Tổ chức Quỹ Úc vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương tại Việt Nam (AFAP Việt Nam).
  • Tháng 10/2007 - 12/2012: Nghiên cứu viên tại Trung tâm Tư vấn Chính sách, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam.
  • Tháng 12/2007 - 4/2008: Biên dịch Anh-Việt cuốn sách “Lợi thế Cạnh tranh Quốc gia” của tác giả Michael E. Porter, Việt Nam.
  • 2005 - 2007: Phiên dịch viên, tổ chức và hỗ trợ một số công ty nước ngoài tham gia Hội chợ quốc tế Việt Nam năm 2005, 2006, 2007, Việt Nam.
4. Hướng nghiên cứu/giảng dạy chính:  
  • Chính sách công;
  • Kinh tế công cộng;
  • Bất bình đẳng và đói nghèo

5. Công trình đã công bố:

5.1. Các bài viết:
  1. Lương Thị Ngọc Hà, Đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả bảo hiểm nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1, 2015, tr. 41-50/T3-2015)
  2. Lương Thị Ngọc Hà, Các nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát thấp kỷ lục của Việt Nam năm 2015 Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 480 (tháng 10 năm 2016), trang 84-86
  3. Lương Thị Ngọc Hà, Mối quan hệ của tăng trưởng và tính minh bạch trong khu vực công, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh - Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Số 4 năm 2016
  4. Lương Thị Ngọc Hà, Thực trạng và đánh giá về chính sách mua sắm công xanh Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 488 tháng 2/2017 (Tr. 37-40)
  5. Nguyễn Quốc Việt, Lương Thị Ngọc Hà, Hà Thị Như Huế, Đầu tư cho dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần chuyển đổi mô hình kinh tế bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 86 (2018), tr. 17-26
 5.2. Hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế
  1. “Hỗ trợ bằng tiền mặt có điều kiện tại Việt Nam: Thực trạng và gợi ý chính sách”, Lương Thị Ngọc Hà, Hoàng Khắc Lịch , Lương Khánh Linh; Kỷ yếu hội thảo khoa học Chính sách phát triển: Đổi mới và hội nhập, Trường Đại học Kinh Tế, ĐHQGHN, 2014.
  2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và tính minh bạch trong khu vực công, Ths. Lương Thị Ngọc Hà, Đặng Thị Bồng; Đổi mới sáng tạo trong dịch vụ công và chi tiêu công: Kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh Việt Nam, 2015.
  3. The impacts of R&D on firm performance: the case of processing enterprises in Vietnam, TS. Lương Thi Ngoc Oanh, Ths. Lương Thị Ngọc Hà; Proceedings of International Conference on Firm Dynamics, Trade and Growth; 2018, Tr.34-39 ISBN 978-604-95-0500-3
  4. Bài học kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Israel: Điều thần kỳ không xảy ra sau một đêm; Ths. Lương Thị Ngọc Hà, Thu hút vốn đầu tư thiên thần nước ngoài vào phát triển Startup ở nước chủ nhà: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Dec-18
  5. The impact of industrialization on labour productivity and poverty reduction in Vietnam;  TS. Lương Thi Ngoc Oanh, Ths. Lương Thị Ngọc Hà, Industrialization with inclusive and sustainable development, Nov. 2019
5.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học (theo cấp: nhà nước, ĐHQGHN/Bộ, Trường…):
- Đề tài nghiên cứu cấp ĐHKT:
  1. Đề tài năm 2014: Đánh giá mức độ sẵn sàng chi trả bảo hiểm nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
  2. Đề tài KTTĐ 9.2015: Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng cơ bản đến hiệu quả chi tiêu chính phủ. Nhóm nghiên cứu: TS. Bùi Đại Dũng (Hoàng Khắc Lịch, Ng Thanh Hằng, Lương Ngọc Hà)

6. Những thông tin khác về hoạt động NCKH:

  1. 2012-2013: Cán bộ chương trình cho dự án “Xây dựng cầu nối để cải thiện chi tiêu công tại Đông Nam Á”, sử dụng các công cụ trách nhiệm xã hội như Khảo sát theo dõi chi tiêu công (PETS), Thẻ cho điểm cộng đồng (CSC) và Thẻ báo cáo công dân (CRC), tài trợ bởi USAid
  2. 2011-2012: Điều phối viên và nghiên cứu viên cho dự án “Xây dựng Chiến lược phát triển Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn Lào”, tài trợ bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
  3. 2011: Nghiên cứu viên dự án “Ứng phó với biến đổi khí hậu: Gắn kết cộng đồng địa phương vào quá trình ra quyết định”, tài trợ bởi AusAid.
  4. 2008-2009: Nghiên cứu viên chính dự án “Bốn vấn đề chính của phát triển nông thôn trong giai đoạn mới tại Việt Nam” thuộc Chương trình nghiên cứu Quốc gia “Các vấn đề chính trong phát triển kinh tế Việt Nam tới năm 2020”, ký hiệu KX01/06-1.
  5. 2008: Thành viên tham gia xây dựng dự thảo Đề cương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phục vụ việc ra Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 tại kỳ họp 7, Đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10.
  6. 2008: Nghiên cứu viên dự án “Tác động điều chỉnh cơ cấu của tự do hóa thương mại ở Việt Nam” tài trợ bởi ACIAR.
  7. 2007-2008: Nghiên cứu viên dự án “Tác động Kinh tế xã hội của dịch cúm gia cầm và các biện pháp kiểm soát đối với các hội gia đình chăn nuôi gia cầm nhỏ trong vườn tại các nước Châu Á” hợp tác với các Viện nghiên cứu của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, tài trợ bởi IDRC.