Khoa Kinh tế Chính trị
 

Vài nét về Khoa Kinh tế Chính trị


Tin liên quan



 I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT

Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội là sự kế tục và phát triển của Khoa Kinh tế Chính trị Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 35 năm qua, Khoa Kinh tế Chính trị đã đào tạo được hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho đất nước. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Chính trị đang làm việc trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, trong các học viện và nhà trường, các cơ quan khoa học, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Khoa Kinh tế Chính trị đã trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu của đất nước về Kinh tế Chính trị.

Khoa Kinh tế Chính trị có thế mạnh về cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, hệ thống và cập nhật những vấn đề Kinh tế Chính trị Việt Nam và thế giới; rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và thuyết trình về các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp và các nền kinh tế trên thế giới.. Viện Kinh tế Chính trị Thế giới, Viện Kinh tế Việt Nam, Đại học KDI (Hàn Quốc), Đại học Nam Đài (Đài Loan) và các tổ chức quốc tế có uy tín ở Việt Nam là các đối tác chiến lược của Khoa. Phấn đấu trong một tương lai không xa, Khoa sẽ trở thành một cơ sở đào tạo và nghiên cứu có uy tín cả trong và ngoài nước.

II. CÁC BẬC, NGÀNH VÀ HỆ ĐÀO TẠO

  • Đào tạo bậc đại học hệ chính quy ngành: Kinh tế Chính trị
  • Đào tạo bậc thạc sĩ ngành: Kinh tế Chính trị, Quản lý kinh tế
  • Đào tạo bậc tiến sĩ ngành: Kinh tế Chính trị
III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các hướng nghiên cứu chủ yếu của khoa:

- Các lý thuyết kinh tế trong lịch sử

- Lý luận về kinh tế chính trị hiện nay trên thế giới

- Những vấn đề kinh tế chính trị Việt Nam hiện nay

- Những vấn đề kinh tế - chính trị thế giới hiện nay

- Quản lý nhà nước trong nền kinh tế hiện đại

Sản phẩm nghiên cứu khoa học của Khoa tập trung vào những vấn đề liên quan đến nội dung giảng dạy của các bộ môn (Kinh tế Chính trị về nền kinh tế chuyển đổi và đổi mới kinh tế; Công nghiệp hóa hiện đại hóa; Các thành phần kinh tế; Phân phối thu nhập ở Việt Nam; Các lý thuyết kinh tế…); Những vấn đề kinh tế bức xúc của đất nước (Vai trò của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam; Phát triển thị trường khoa học công nghệ…) v.v.

IV. HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN
  • Khoa có mối quan hệ mật thiết với các đối tác truyền thống trong và ngoài của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN như: Viện Kinh tế Chính trị Thế giới, Viện Kinh tế học Việt Nam… và các trường đại học ở Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…
  • Trong thời gian tới, song song với việc củng cố và phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống, Khoa sẽ đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học như: Tìm kiếm thêm các đối tác mới ở Trung Quốc, Nga, Đức, Lào, Campuchia,… các tổ chức quốc tế có uy tín ở Việt Nam, các trung tâm đào tạo để mở các lớp ngắn hạn.

V. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Đến năm 2022, Khoa Kinh tế Chính trị giữ vững là cơ sở đào tạo và nghiên cứu Kinh tế chính trị hàng đầu của đất nước; trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu Kinh tế chính trị và Quản lý kinh tế được biết đến trong khu vực.

- Có khả năng tham gia hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học - Tham gia tư vấn cho các cơ quan nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội.
__________________________

Địa chỉ liên hệ:

Khoa Kinh tế Chính trị
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 

Phòng 100, Nhà E1, 144 đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Ðiện thoại: (84-4) 37547506 + máy lẻ 100, 101 - Fax: (84-4) 37546765



Họ tên Email
Địa chỉ Mã an toàn YKXTIU
Nội dung