Khoa Kinh tế Chính trị
 
Tọa đàm “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn”

Ngày 21/3/2012, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Bộ Phát triển hải ngoại (DFID), Vương quốc Anh đã tổ chức thành công tọa đàm đối thoại chính sách “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn”.


Tham dự buổi tọa đàm có các nhà quản lý đến từ các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế hàng đầu từ cơ quan lý luận và nghiên cứu trong nước và quốc tế, chuyên gia của các các tổ chức phát triển quốc tế, giảng viên các trường đại học cùng đông đảo các học giả quan tâm…


PGS.TS Phùng Xuân Nhạ - Phó Giám đốc ĐHQGHN phát biểu khai mạc tọa đàm


Bà Fione Lappin
Phát biểu tại tọa đàm, bà Fiona Lappin - Trưởng văn phòng DFID tại Việt Nam cho biết: “Chính sách kinh tế vĩ mô là điều mà DFID rất quan tâm và luôn mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong việc nghiên cứu nhằm đề ra những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Chính vì vậy, chúng tôi rất vui khi được hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tổ chức tọa đàm này, hy vọng nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các chuyên gia.”


TS. Nguyễn Đức Thành

Tiếp đó, TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã trình bày báo cáo “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trung và dài hạn” do nhóm nghiên cứu của VEPR thực hiện. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra những phân tích về thực trạng và những vấn đề kinh tế vĩ mô căn bản của Việt Nam, từ đó chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng bất ổn vĩ mô dai dẳng ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một khung khổ cải cách chính sách vĩ mô cho trung và dài hạn, chia làm 3 nhóm chính: nhóm chính sách tiền tệ, nhóm chính sách tài khóa, và nhóm chính sách cải cách doanh nghiệp nhà n
ước. Theo nhóm nghiên cứu, quan trọng nhất là mỗi cơ quan chính sách cần cam kết một nhóm các mục tiêu cụ thể và khi thực hiện các cam kết đó, có thể tự tạo ra những ràng buộc mà nền kinh tế phải chấp nhận.
Nhận xét về báo cáo, các chuyên gia đều cho rằng đây là một báo cáo công phu và nghiêm túc. Tuy nhiên, thảo luận và góp ý với báo cáo, các chuyên gia
cũng nêu ra một số điểm hạn chế của nghiên cứu và bổ sung những khía cạnh mới để nhóm nghiên cứu có thể xem xét khi hoàn thiện bản báo cáo hoặc thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Ông Trương Đình Tuyển

Ông Trương Đình Tuyển - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho rằng: cải cách doanh nghiệp nhà nước là vấn đề quan trọng, nhưng trước mắt, nhà nước nên quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hơn nữa, hay như việc tái cơ cấu ngân hàng thương mại có vẻ dễ dàng thực hiện hơn là cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.


TS. Michael Krakowski - Trưởng nhóm cố vấn kỹ thuật, Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô MPI-GIZ (trái) và TS. Deepak Mishra - Chuyên gia kinh tế trưởng, World Bank Vietnam (phải) đều nhấn mạnh đến tính minh bạch trong quản lý kinh tế

TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng nghiên cứu cần chọn phân tích những điểm trọng tâm

Cũng tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã thảo luận và đưa ra những nhận xét cụ thể cho các đề xuất mà bản báo cáo đã nêu và thảo luận về các định hướng chính sách cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tiếp theo như: TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình bày quan điểm về chính sách tiền tệ; TS. Vũ Như Thăng góp ý về chính sách tài khóa và thuế; TS. Nguyễn Đình Cung nêu quan điểm về cải cách doanh nghiệp nhà nước… Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng, cần có một cơ quan đủ tầm và đủ thẩm quyền để chủ trì cải cách, có như vậy, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế mới đạt hiệu quả.


Phiên thảo luận nhận được nhiều ý kiến của các chuyên gia


Tọa đàm “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn” được tổ chức nhằm tạo ra một diễn đàn cho các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, cũng như các nhà tài trợ quốc tế cùng phân tích, thảo luận sâu về quan điểm tư tưởng, lựa chọn khung khổ và công cụ thực thi chính sách trong bối cảnh khó khăn, nhưng vẫn hàm chứa nhiều cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 5-10 năm sắp tới.

Đỗ Đỗ