Ban hành Kèm theo Công văn số 650 /ĐHKT-SĐH ngày 12/4/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
I. Quy định về nội dung :
1. Lời nói đầu: Bao gồm các nội dung sau
1.1. Về tính cấp thiết của đề tài: Học viên phải làm rõ được trong đề cương:
- Tại sao học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu này ? đề tài có cần thiết phải nghiên cứu không ?
- Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo?
- Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu?
1.2. Tình hình nghiên cứu:
- Học viên trình bày một cách tổng quát được những tài liệu học viên đã nghiên cứu liên quan đến đề tài trong nước và quốc tế
- Học viên phải nêu được những vấn đề đã được giải quyết trong những tài liệu nêu trên đối với vấn đề nghiên cứu và những vấn đề chưa được giải quyết hoặc giả quyết chưa thấu đáo đối với câu hỏi nghiên cứu do học viên đặt ra
- Lưu ý: tổng quan tình hình nghiên cứu không phải là sự liệt kê tài liệu, các tài liệu nghiên cứu không phải là giáo trình, sách giáo khoa.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích của học viên trong vấn đề nghiên cứu là gì?
- Trên cơ sở đó nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là gì?
- Phạm vi nghiên cứu phải phù hợp với vấn đề nghiên cứu và quy mô của một luận văn thạc sỹ (không gian và thời gian)?
1.5. Phương pháp nghiên cứu: Học viên phải trình bày được:
- Phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng? Tại sao? (đặc biệt coi trọng các học viên áp dụng các mô hình lý thuyết, phương pháp nghiên cứu hiện đại, nghiên cứu định lượng hiện đại… )
- Trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu được sử dụng ?
- Nguồn số liệu được sử dụng: lấy từ đâu? Mức độ khả thi?
1.6. Kết cấu của luận án: Học viên dự kiến kết cấu của luận văn cho phù hợp với tên đề tài, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu
2. Kết cấu nội dung luận văn:
2.1. Số chương và tên các chương của luận văn
2.2. Các tiểu mục của các chương : chi tiết đến 3 chữ số, ví dụ : 1.2.3. Phân loại…
2.3. Trong các chương phải có :
- 01 chương/phần trình bày về cơ sở lý luận (lý thuyết) liên quan đến đề tài nghiên cứu: học viên phải trình bày chi tiết những khái niệm và các vấn đề có liên quan
- 01 chương/phần trình bày về thực trạng vấn đề nghiên cứu: Học viên phải trình bày được thực trạng vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu vấn đề gì, ở đâu? nếu có thể nêu được các tồn tại và nguyên nhân
- Danh mục Tài liệu tham khảo
3. Quy mô đề cương chi tiết:
3.1. Đối với chương trình định hướng thực hành: đề cương khoảng 20 trang (bao gồm: bìa, mục lục, lời nói đầu, nội dung đề cương, kết luận (nếu có) và tài liệu tham khảo)
3.2. Đối với chương trình định hướng nghiên cứu: đề cương khoảng 30 trang (bao gồm: bìa, mục lục, lời nói đầu nội dung đề cương, kết luận (nếu có) và tài liệu tham khảo)
II. Quy định về hình thức
1. Yêu cầu chung
- Đề cương luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
2. Soạn thảo văn bản
- Đề cương luận văn được sử dụng chữ VnTime (hoặc Times New Roman) cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm.
- Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy.
- Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
- Không có Header and Footer
- Không yêu cầu có phụ lục.
3. Hướng dẫn các trình bày các nội dung:
TT
|
Nội dung
|
Chi tiết nội dung
|
Biểu mẫu
|
1
|
Trang bìa
|
Bìa mềm màu xanh
(không bóng kính, không gáy xoắn)
|
|
2
|
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
|
- Không lạm dụng việc viết tắt trong Đề cương luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong Luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong Luận văn. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức, ... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
- Nếu Đề cương luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu Luận văn. Viết tắt các thuật ngữ và cụm từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế.
|
|
3
|
Danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị
|
- Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương.
Ví dụ: Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3.
- Các bảng biểu, đồ thị lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ.
Ví dụ: (Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1996, Hà Nội). Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.
- Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình.
|
|
4
|
Trích dẫn và Danh mục Tài liệu tham khảo
|
- Việc trích dẫn phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang.
Ví dụ: [16, tr.314-315].
- Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của các tài liệu đó được đặt trong cùng một ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần. Ví dụ: [5, 21, 49].
- Đối với các tài liệu liên tiếp, dùng gạch nối giữa các số thứ tự của tài liệu trích dẫn. Ví dụ: [7-11].
Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem Phụ lục 02.
|
|
>>> Các mẫu bìa và mẫu tài liệu tham khảo
>>> Công văn số 650 /ĐHKT-SĐH