Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Trần Quang Hùng

Tên luận án: Chính sách học phí đại học của Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Quang Hùng    

2. Giới tính: Nam

3. Ngàysinh: 01 tháng 06 năm 1978

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 207/QĐ-ĐHKT ngày 05/2/2013 của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 803/QĐ-ĐHKT ngày 03/4/2014 cùa Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia HàNội về việc điều chỉnh tên Đề tài luận án Tiến sĩ.

7. Tên luận án: Chính sách học phí đại học của Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị 

9. Mã số: 62 31 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:            

- Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

- Hướng dẫn phụ: TS. Phạm Vũ Thắng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Về lý luận:

  • Luận án tổng hợp các khái niệm về học phí, chính sách học phí và các đặc điểm của chính sách học phí giáo dục đại học công lập.
  • Luận án trình bày các bài học kinh nghiệm về chính sách học phí giáo dục đại học công lập từ các quốc gia trên thế giới
  • Luận án phân tích thực trạng chính sách học phí giáo dục đại học công lập: phân tích định tính và định lượng chính sách học phí giáo dục đại học.


Từ kết quả nghiên cứu, Luận án khẳng định rằng: (i) Về dài hạn Nhà nước nên thực hiện lộ trình bỏ “mức trần học phí”, (ii) Trong giai đoạn áp dụng “mức trần học phí”, các trường đại học vẫn được phép tăng học phí vượt trần, và phần chênh lệch giữa học phí trần và học phí thực tế Nhà nước sẽ thu thuế, (iii) Chính sách học phí cần phân loại thành nhiều nhóm ngành đào tạo đại học, (iv) Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng các trường đại học, khuyến khích kiểm định chất lượng độc lập, kiểm định vùng và xếp hạng các trường đại học, (v) Nhà nước cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện chính sách hỗ trợ học phí, vay sinh viên cho học sinh nghèo, (vi) Cần phải thành lập hội đồng kiểm tra học phí ở các trường đại học.


Về thực tiễn:


Luận án thực hiện phỏng vấn đại diện các trường đại học và khảo sát ý kiến sinh viên về
đánh giá học phí giáo dục đại học công lập. Từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và phân tích kết quả khảo sát, luận án đề xuất các khuyến nghị cho Nhà nước để hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.


12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
 


Luận án đã đề xuất khuyến nghị hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. Các đề xuất này có thể được ứng dụng ở Bộ GDĐT và các trường đại học ở Việt Nam.


13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để hoàn thiện chính sách học phí giáo dục đại học công lập cho các trường đại học thực hiện tự chủ. 


14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Trần Quang Hùng (2015). Chính sách học phí đại học công lập ở Việt nam - Phân tích ở góc độ nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tạp chí Quản lý kinh tế, số 72(11/2015), 29-35

[2]. Trần Quang Hùng, Phạm Vũ Thắng và Phạm Xuân Hoan (2015). Kinh nghiệm quốc tế về phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học và hàm ý choViệt Nam. Tạp chí Quản lý kinh tế, số 65(1+2/2015), 66-74

[3]. Trần Quang Hùng - Thành viên nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số: 01.2013, (PGS. TS Phùng Xuân Nhạ - Chủ nhiệm) (2015). Luận cứ khoa học của việc nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030.


UEB_net