Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Vũ Thanh Hương

Tên luận án: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thanh Hương

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/05/1977

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định 2224/QĐ-ĐHKT ngày 03/11/2011

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Tên trước đây: "Tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với quan hệ thương mại giữa hai bên" theo Quyết định số 330/QĐ-ĐHKT ngày 22/02/2012.

- Tên điều chỉnh: "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam" theo Quyết định số 2863/QĐ-ĐHKT ngày 3/7/2015.

7. Tên luận án: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

9. Mã số: 62 31 01 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

  • Hướng dẫn chính: TS. Đoàn Hồng Quang
  • Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Từ Thúy Anh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới cả về phương diện lý luận và thực tiễn:

  • Về phương diện lý luận, luận án đã xây dựng được Khung chẩn đoán tác động tiềm tàng của EVFTA dựa trên cơ sở các lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế, lý luận về FTA và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FTA. Khung chẩn đoán tác động EVFTA có thể áp dụng để đánh giá tác động tiềm tàng của các FTA khác Việt Nam đang đàm phán hoặc đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực.
  • Về phương diện thực tiễn, luận án đã phân tích được những thay đổi trong thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU về kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu, từ đó phân nhóm hàng hoá và thị trường để giúp Việt Nam có những định hướng phát triển hàng hoá và thị trường với EU trong tương lai. Luận án đã kết hợp các phương pháp định tính, định lượng (mô hình SMART và mô hình trọng lực), các công cụ nghiên cứu khác nhau để chẩn đoán và đánh giá tác động tĩnh cũng như tác động động tiềm tàng của EVFTA đến tổng thương mại, thương mại trong 18 nhóm ngành và 2 nhóm hàng hoá giữa Việt Nam và EU. Từ đó, luận án đã chỉ ra các các lợi ích, cơ hội và khó khăn, thách thức của EVFTA đến Việt Nam, trong đó nhấn mạnh vào cơ hội và thách thức theo thị trường, theo ngành, chi tiết đến sản phẩm trong hai nhóm hàng gồm dược phẩm và may mặc và đưa ra các hàm ý hữu ích, thực tiễn cho cả Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn

  • Kết quả của luận án có thể được sử dụng để hỗ trợ Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng chiến lược, hành động và các chính sách để chuẩn bị cho việc thực hiện EVFTA.
  • Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo kết quả của luận án để xây dựng chiến lược kinh doanh, chuẩn bị cho việc hội nhập với các doanh nghiệp EU trong tương lai cũng như tận dụng các cơ hội, vượt qua các thách thức đến từ EVFTA.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

  • Phân tích tác động của EVFTA đến thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU, sử dụng các chỉ số về co giãn nhu cầu nhập khẩu, co giãn thay thế nhập khẩu và co giãn cung xuất khẩu của những nước tương tự Việt Nam.
  • Xây dựng mô hình để đánh giá tác động của cả hàng rào phi thuế quan và thuế quan trong EVFTA đến thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU.
  • Đánh giá chuyên sâu theo ngành tác động của EVFTA đến thương mại Việt Nam - EU.
  • Áp dụng Khung chẩn đoán tác động để đánh giá tác động của một số FTA khác Việt Nam đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực, ví dụ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu hoặc một số FTA Việt Nam Việt Nam đang đàm phán nRCEP.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án

Bài báo quốc tế (thuộc SCIE và SCOPUS):

[1] Vũ Thanh Hương (2016), "Assessing potential impacts of the EVFTA on Vietnam's pharmaceutical imports from the EU: an application of SMART analyslis", SpringerPlus 5(1503), DOI: 10.1186/s40064-016-3200-7, pp 1-22.

Bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước:

[2] Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương (2015), "Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU: Một góc nhìn về cơ hội và thách thức", Tạp chí Cộng sản, 104 (8-2015), tr. 117-120.

[3] Vũ Thanh Hương, Nguyễn Cẩm Nhung (2015), "Thương mại Việt - Đức trước thềm Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA): Thực trạng và Triển vọng", Tạp chí Nghiên cứu châu Âu,10 (181), tr. 64-74.

[4] Vũ Thanh Hương & Nguyễn Thị Minh Phương (2015), "Đánh giá tác động theo ngành của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU: sử dụng các chỉ số thương mại", Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 32(3), tr. 28-38.

Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, sách chuyên khảo và báo cáo:

[5] Baker Paul & cộng sự (2014), Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Mã hoạt động MUTRAP EU - 2. MUTRAP.

[6] Vu Thanh Hương (2015), "Possibility to bring about economic benefits of EVFTA and implications for Vietnamese enterprises", International Conference Proceeding Emerging Challenges: Managing to Success - ICECH 2015, Hanoi, 12/11/2015, ISBN: 978-604-938-723-4, pp. 12-23.

[7] Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương (2015), "Hiệp định thương mại Việt Nam - EU: Cơ hội song hành cùng thách thức", trong: Nguyễn Anh Thu & A. Stoffers (Eds.) Triển vọng đối với Việt Nam và Đức trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN và EU, Nhà Xuất Bản Tri thức, Hà Nội, tr. 71-82.

[8] Vũ Thanh Hương, Nguyễn Cẩm Nhung (2015), "Thương mại Đức – Việt Nam: Quá khứ, Hiện tại và Triển vọng tương lai", trong: Nguyễn Anh Thu & A. Stoffers (Eds.) Triển vọng đối với Việt Nam và Đức trong bối cảnh hội nhập kinh tế ASEAN và EU, Nhà Xuất Bản Tri thức, Hà Nội, tr. 83-85.

[9] Vu Thanh Huong (2016), "The European - Vietnam Free Trade Agreement and Opportunities for Vietnam's SMEs to enhance exports to the EU", International Conference Proceeding Emerging Challenges: Partnership Enhancement - ICECH 2016, Hanoi, 11/11/2016, ISBN: 978-604-93-8961-0, pp. 17-27.

[10] Vũ Thanh Hương, Phạm Minh Tuyết (2016), "Assessing impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobiles from the EU: A SMART model approach", Báo cáo tóm tắt Hội thảo quốc tế Việt Nam học, Hà Nội, 15.12.2016. Mã số bài viết: VS5.087P


UEB_net