1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Anh Hưng 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 08/03/1985 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3417/QĐ-ĐHKT ngày 31/07/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định số 3614/QĐ-ĐHKT ngày 02/12/2016 về việc điều chỉnh người hướng dẫn khoa học luận án tiến sĩ;
Quyết định số 3702/QĐ-ĐHKT ngày 28/12/2018 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;
7. Tên đề tài luận án: “Tác động của Vốn tri thức đến Đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ở Việt Nam”.
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 9. Mã số: 9 34 01 01.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nhâm Phong Tuân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Về lý luận
Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết tiến hành nghiên cứu, mô hình, các giả thuyết, các khái niệm và thang đo nghiên cứu. Luận án tiếp cận nghiên cứu mối quan hệ tác động của ba nhóm nhân tố là (1) Vốn tri thức với (2) Đổi mới sáng tạo (xem đổi mới sáng tạo là một quá trình và đó là các hoạt động của doanh nghiệp mà không đánh giá kết quả đổi mới sáng tạo) và (3) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp (bao gồm kết quả tài chính và phi tài chính). Trong đó, luận án xem xét mối quan hệ tác động của các nhân tố thành phần của từng nhóm và xem xét tác động trực tiếp của từng thành phần của đổi mới sáng tạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Luận án áp dụng công cụ phân tích hiện đại để kiểm định mô hình bằng phương trình cấu trúc tuyến tính (SEM) để cho kết quả chắc chắn và có mức độ tin cậy cao.
Về thực tiễn
Luận án đã đánh giá thực trạng vốn tri thức của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó nhân tố vốn con người đạt mức 2.892 điểm, nhân tố vốn tổ chức đạt 2.835 điểm và nhân tố vốn xã hội đạt 3.467 điểm; thực trạng đổi mới sáng tạo, trong đó hoạt động ĐMST sản phẩm/dịch vụ đạt 3.631 điểm, hoạt động ĐMST quy trình đạt 3.553 điểm, hoạt động ĐMST marketing đạt 3.512 điểm; hoạt động ĐMST tổ chức đạt 3.07 điểm; và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đạt 3.524 điểm.
Luận án đã đánh giá mức độ và chiều hướng tác động của vốn tri thức đến đổi mới sáng tạo và tác động của đổi mới sáng tạo đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trong đó, trong đó phần “Vốn con người” và “Vốn tổ chức” chiếm ưu thế cao hơn so với “Vốn xã hội” đến hoạt động ĐMST của doanh nghiệp và cùng có tác động thuận chiều. Hoạt động đổi mới sáng tạo có tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó tác động mạnh nhất và có tính chất quyế định là “đổi mới sáng tạo quy trình”, tiếp đó là “đổi mới sáng tạo tổ chức”, thứ ba là “đổi mới sáng tạo marketing” và thấp nhất là “đổi mới sáng tạo sản phẩm”.
Luận án đã đề xuất các giải pháp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam thông qua tác động vào vốn tri thức. Cụ thể, luận án đã đề xuất 4 giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp gồm (1) Tập trung đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam; (2) Tập trung đổi mới sáng tạo tổ chức trong các doanh nghiệp Việt Nam; (3) Đổi mới sáng tạo hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam; và (4) Đánh giá đúng vai trò của đổi mới sáng tạo sản phẩm/dịch vụ đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, và ba giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam gồm (1) Khai thác triệt để vốn con người của doanh nghiệp thông qua quản trị tri thức; (2) Phát huy vai trò của vốn tổ chức trong các hoạt động tạo giá trị của doanh nghiệp Việt Nam; (3) Tăng cường các hoạt động nhằm cải thiện vốn xã hội của doanh nghiệp Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: luận án có khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu về quản trị tri thức, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
1 | Lê Anh Hưng, 2020. Vốn tri thức cho đổi mơi sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 571, tháng 8 năm 2020 [tr7-9]. |
2 | Lê Anh Hưng, 2020. Thực trạng hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Công thương, số 19, tháng 8 năm 2020 [tr189-195] |