Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới

Hơn 10 tháng của năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 khó đạt chỉ tiêu đề ra là khoảng 6,5%, nhưng qua 3 quý, đã cho thấy xu hướng quý sau cao hơn quý trước. Nhiều lĩnh vực kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, nhưng tình hình chung dự báo còn tiếp tục khó khăn trong năm 2024.



Đến nay, nước ta đã có hơn 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, còn có khoảng 15.300 hợp tác xã phi nông nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Việt Nam hiện là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp mở rộng các ngành nghề, các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, như sản phẩm có đáp ứng được quy tắc xuất xứ hàng hóa… Chính phủ đang hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, song có nắm bắt được cơ hội hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có những chiến lược phát triển cụ thể, trong đó nâng cao năng lực cạnh tranh để thích ứng với môi trường kinh doanh mới là yếu tố quyết định sự “sống còn” của doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần làm gì để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh mới?

Trong Chuyên mục “Diễn đàn Chủ nhật” thuộc Chương trình “Diễn đàn”, phát sóng trên Kênh Thời sự VOV1, PGS.TS. Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tham gia bàn luận về chủ đề “Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới”.

>> Chi tiết xem tại đây


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN


Các tin khác